Cá Vẹt có tên khoa học là Scaridae, kích thước trung bình từ 30 đến 120 cm, tuổi thọ trung bình lên tới 7 năm. Đây là nhóm cá chuyên ăn rong tảo và san hô chết. Cá Vẹt có thể thay đổi giới tính liên tục trong suốt cuộc đời mình, ngay cả màu sắc và hình dáng cũng không phải ngoại lệ. Sự thay đổi giới tính này có ở cả con đực và con cái hay thậm chí cả những cá nhỏ còn chưa “thành niên”.Một số loài cá Vẹt tự bao bọc mình bằng một chiếc kén trong suốt làm bằng chất nhầy tiết ra từ cơ quan trên đầu chúng. Các nhà khoa học cho rằng chiếc kén này có công dụng như một chiếc mặt nạ giúp che dấu mùi hương khỏi những kẻ săn mồi ban đêm.Cá Vẹt ăn tảo, rong nhưng đặc biệt là ăn san hô chết để thải ra cát mịn. Chúng dành tới 90% thời gian trong ngày để ăn. Nói cách khác, chúng làm sạch rạn san hô. Vì vậy cá Vẹt còn được mệnh danh là "máy làm cát".Điều này rất quan trọng vì hầu hết các rạn san hô trên khắp vùng nhiệt đới đang bị tảo làm mờ đi vì không có đủ cá Vẹt và các loại cá ăn thực vật biển khác.Sau khi ăn xong, chúng thải ra rất nhiều cát trắng mịn. Mỗi con cá Vẹt tạo ra tới 320kg cát (700 pound) mỗi năm.Để làm được điều này, cá Vẹt dùng hàm cứng như mỏ chim và răng hàm chắc khỏe của nó.Thịt của cá Vẹt hiếm khi được tiêu thụ ở Hoa Kỳ, nhưng lại là một món ăn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Polynesia, nó chỉ được sơ chế và từng được coi là “món ăn hoàng gia”, chỉ đức vua mới được phép thưởng thức.Có quan hệ gần gũi với Cá Bàng chài, số lượng cá Vẹt rất phong phú. Chúng sống chủ yếu xung quanh các rạn san hô nhiệt đới ở các đại dương trên khắp thế giới.Do “giới tính linh hoạt”, nên một số cá thể cá Vẹt đực có thể kiêm luôn nhiệm vụ sinh nở của con cái.Nếu cá Vẹt đầu đàn chết đi, bạn đời của chúng sẽ chuyển đổi giới tính thành đực và tiếp tục duy trì ngôi vị đầu đàn.Cá Vẹt cầu vồng sở hữu chiếc mỏ vẹt và màu sắc xanh vàng giống như của chim Vẹt .Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Cá Vẹt có tên khoa học là Scaridae, kích thước trung bình từ 30 đến 120 cm, tuổi thọ trung bình lên tới 7 năm. Đây là nhóm cá chuyên ăn rong tảo và san hô chết.
Cá Vẹt có thể thay đổi giới tính liên tục trong suốt cuộc đời mình, ngay cả màu sắc và hình dáng cũng không phải ngoại lệ. Sự thay đổi giới tính này có ở cả con đực và con cái hay thậm chí cả những cá nhỏ còn chưa “thành niên”.
Một số loài cá Vẹt tự bao bọc mình bằng một chiếc kén trong suốt làm bằng chất nhầy tiết ra từ cơ quan trên đầu chúng. Các nhà khoa học cho rằng chiếc kén này có công dụng như một chiếc mặt nạ giúp che dấu mùi hương khỏi những kẻ săn mồi ban đêm.
Cá Vẹt ăn tảo, rong nhưng đặc biệt là ăn san hô chết để thải ra cát mịn. Chúng dành tới 90% thời gian trong ngày để ăn. Nói cách khác, chúng làm sạch rạn san hô. Vì vậy cá Vẹt còn được mệnh danh là "máy làm cát".
Điều này rất quan trọng vì hầu hết các rạn san hô trên khắp vùng nhiệt đới đang bị tảo làm mờ đi vì không có đủ cá Vẹt và các loại cá ăn thực vật biển khác.
Sau khi ăn xong, chúng thải ra rất nhiều cát trắng mịn. Mỗi con cá Vẹt tạo ra tới 320kg cát (700 pound) mỗi năm.
Để làm được điều này, cá Vẹt dùng hàm cứng như mỏ chim và răng hàm chắc khỏe của nó.
Thịt của cá Vẹt hiếm khi được tiêu thụ ở Hoa Kỳ, nhưng lại là một món ăn phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Polynesia, nó chỉ được sơ chế và từng được coi là “món ăn hoàng gia”, chỉ đức vua mới được phép thưởng thức.
Có quan hệ gần gũi với Cá Bàng chài, số lượng cá Vẹt rất phong phú. Chúng sống chủ yếu xung quanh các rạn san hô nhiệt đới ở các đại dương trên khắp thế giới.
Do “giới tính linh hoạt”, nên một số cá thể cá Vẹt đực có thể kiêm luôn nhiệm vụ sinh nở của con cái.
Nếu cá Vẹt đầu đàn chết đi, bạn đời của chúng sẽ chuyển đổi giới tính thành đực và tiếp tục duy trì ngôi vị đầu đàn.
Cá Vẹt cầu vồng sở hữu chiếc mỏ vẹt và màu sắc xanh vàng giống như của chim Vẹt .