Đảo Socotra nằm ở Ấn Độ Dương, cách đất liền Yemem 220 dặm, được mệnh danh là vùng đất ngoài hành tinh với sự xuất hiện của hàng loạt giống cây và động vật kỳ lạ. Chúng tồn tại trong môi trường khô nóng và lộng gió.Nơi này có khoảng 825 loài thực vật quý hiếm, với hơn 1/3 là các loài đặc hữu. Quần đảo Socotra cũng nổi tiếng bởi số lượng lớn các loài bò sát kỳ lạ: 90% các loài bò sát và 95% sên đất không thể tìm thấy có ở nơi nào khác trên khắp hành tinh.Cuộc sống biển của quần đảo này cũng khá đa dạng với 253 loại san hô, 730 loài cá và 300 loài gồm cua và tôm.Trải qua quá trình hình thành địa chất phức tạp, cùng với sự kết hợp của các khối núi granit cổ, các vách đá vôi và cao nguyên đá sa thạch đỏ, quần đảo Socotra trở nên biệt lập với thế giới.Khoảng hơn 250 triệu năm về trước khi phần lớn Trái Đất vẫn chưa bị chia cắt, và hầu hết các loài động thực vật tự do di chuyển, lan rộng từ vùng này sang vùng khác.Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Socotra đã là một hòn đảo tách biệt, chính vì vậy cho dù có trải qua bất kì biến cố nào, cây cối và động vật nơi đây vẫn chưa bao giờ lan rộng vào vùng đất liền.Với khí hậu bán sa mạc có nhiệt độ trung bình 25 °C và hầu như không có mưa, các loài cây trên quần đảo Socotra cũng phải phát triển theo nhiều cách khác nhau để tránh sự bay hơi nước.Quần đảo bị cô lập địa chất lâu dài và còn do núi lửa và hạn hán khốc liệt gây ra này được coi là viên ngọc của biển Ả Rập. Tất cả đã kết hợp lại với nhau tạo ra một hệ thực vật đặc hữu duy nhất và ngoạn mục.Một trong các giống cây nổi bật nhất của quần đảo Socotra là cây máu rồng (Dracaena cinnabari), có hình thù kì lạ trông giống hệt một chiếc ô.Người xưa cho rằng, nhựa màu đỏ của cây chính là máu rồng. Họ thường dùng để làm thuốc chữa bệnh và thuốc nhuộm. Ngày nay, nhựa cây máu rồng được dùng chủ yếu để làm sơn và nước bóng.Ngoài ra, loại nhựa cây màu đỏ này còn được sử dụng trong các nghi lễ linh thiêng của các thầy phù thủy, người ta tin rằng nó sẽ làm tăng hiệu lực cho các phép thuật về tình yêu, tình dục và sự bảo vệ.Động vật trên quần đảo này cũng đa dạng và hiếm có không kém. Có tất cả 140 loài chim. Đặc biệt là các loài động vật đặc hữu như như sáo đá Socotra, sunbird, bunting, chim sẻ và khổng tước mỏ lớn, cánh vàng. Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News
Đảo Socotra nằm ở Ấn Độ Dương, cách đất liền Yemem 220 dặm, được mệnh danh là vùng đất ngoài hành tinh với sự xuất hiện của hàng loạt giống cây và động vật kỳ lạ. Chúng tồn tại trong môi trường khô nóng và lộng gió.
Nơi này có khoảng 825 loài thực vật quý hiếm, với hơn 1/3 là các loài đặc hữu. Quần đảo Socotra cũng nổi tiếng bởi số lượng lớn các loài bò sát kỳ lạ: 90% các loài bò sát và 95% sên đất không thể tìm thấy có ở nơi nào khác trên khắp hành tinh.
Cuộc sống biển của quần đảo này cũng khá đa dạng với 253 loại san hô, 730 loài cá và 300 loài gồm cua và tôm.
Trải qua quá trình hình thành địa chất phức tạp, cùng với sự kết hợp của các khối núi granit cổ, các vách đá vôi và cao nguyên đá sa thạch đỏ, quần đảo Socotra trở nên biệt lập với thế giới.
Khoảng hơn 250 triệu năm về trước khi phần lớn Trái Đất vẫn chưa bị chia cắt, và hầu hết các loài động thực vật tự do di chuyển, lan rộng từ vùng này sang vùng khác.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Socotra đã là một hòn đảo tách biệt, chính vì vậy cho dù có trải qua bất kì biến cố nào, cây cối và động vật nơi đây vẫn chưa bao giờ lan rộng vào vùng đất liền.
Với khí hậu bán sa mạc có nhiệt độ trung bình 25 °C và hầu như không có mưa, các loài cây trên quần đảo Socotra cũng phải phát triển theo nhiều cách khác nhau để tránh sự bay hơi nước.
Quần đảo bị cô lập địa chất lâu dài và còn do núi lửa và hạn hán khốc liệt gây ra này được coi là viên ngọc của biển Ả Rập. Tất cả đã kết hợp lại với nhau tạo ra một hệ thực vật đặc hữu duy nhất và ngoạn mục.
Một trong các giống cây nổi bật nhất của quần đảo Socotra là cây máu rồng (Dracaena cinnabari), có hình thù kì lạ trông giống hệt một chiếc ô.
Người xưa cho rằng, nhựa màu đỏ của cây chính là máu rồng. Họ thường dùng để làm thuốc chữa bệnh và thuốc nhuộm. Ngày nay, nhựa cây máu rồng được dùng chủ yếu để làm sơn và nước bóng.
Ngoài ra, loại nhựa cây màu đỏ này còn được sử dụng trong các nghi lễ linh thiêng của các thầy phù thủy, người ta tin rằng nó sẽ làm tăng hiệu lực cho các phép thuật về tình yêu, tình dục và sự bảo vệ.
Động vật trên quần đảo này cũng đa dạng và hiếm có không kém. Có tất cả 140 loài chim. Đặc biệt là các loài động vật đặc hữu như như sáo đá Socotra, sunbird, bunting, chim sẻ và khổng tước mỏ lớn, cánh vàng.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News