Biết truyền tin cho nhau. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học ở Australia cho biết, những cây ngô gốc rễ bị ngập nước phát ra và lặp lại nhiều lần những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220 Hertz mà chúng ta không hề hay biết. Đó là chính là tín hiệu truyền tin với nhau. Nhờ các tín hiệu này, chúng đã đẩy nhanh quá trình ra hoa, kết trái, trái chín, tăng trưởng gốc, thân cây. Cây cũng chảy máu. Loài cây thân gỗ Pterocarpus angolensis ở Nam Phi có khả năng kì lạ - chảy máu. Khi cắt ngang thân hay một cành cây, ta sẽ dễ dàng thấy loại nhựa màu đỏ hơi sánh, sau khi khô chuyển thành đỏ thẫm rất giống màu máu. Loại nhựa này có tác dụng như chất keo dính gắn liền và chữa lành các vết thương của cây. Cây biết xấu hổ và ghi nhớ. Hẳn là nhiều người đã quen thuộc với loài cây“xấu hổ” (cây trinh nữ) này. Mang tên khoa học Mimosa pudica, loài cây này có khả năng tự “thu gọn” người lại khi gặp tác động từ bên ngoài. Cây trinh nữ làm được việc này là nhờ cấu tạo lá đặc biệt của nó. Ngoài ra, cây trinh nữ còn có "trí nhớ" khá tốt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng, khi nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại vào lá cây xấu hổ, nó sẽ ngưng co lá. Chúng biết được rằng nước không đe dọa sự sinh tồn của chúng và không gây ra bất kỳ tổn hại nào. Đặc biệt hơn, cây trinh nữ còn có khả năng ghi nhớ phản ứng này nhiều tuần sau đó. Đánh lạc hướng. Cây tai voi là món ăn hảo hạng cho loài sâu bướm đêm. Để ngăn chặn bị tàn phá bởi những kẻ háu ăn này, cây tai voi sẽ giả vờ mắc bệnh với nhiều đốm trắng trên khắp bề mặt lá rất giống với vết tích để lại sau khi bị sâu ăn. Do chỉ muốn ăn những cây ngon lành, khỏe mạnh nên những con sâu bướm sẽ tìm kiếm một chiếc lá khác. Gọi lính đánh thuê. Cây mù tạt có khả năng sinh một chất hóa học đặc biêt để lôi kéo những con ong bắp cày ký sinh tới gần để tiêu diệt các con sâu bướm có ý định ăn lá cây. Cơ chế bảo vệ này phản ứng ngay sau khi xuất hiện trứng sâu bướm để kịp thời ngăn chặn nguy cơ bị ăn mòn. Đổi lại, các con ong bắp cày ký sinh sẽ được vỗ béo bằng trứng và sâu bướm. Khả năng tự vệ. Loài cây Manchineel ở Florida và Nam Mỹ nổi tiếng nhờ khả năng tự vệ và sát thủ “không ghê tay” của mình. Bất kì bộ phận nào của Manchineel cũng đều chứa độc. Chỉ cắn một miếng vào quả của loài cây này là có thể bạn phải vào phòng cấp cứu. Manchineel có loại nhựa màu trắng vô cùng độc và có tính ăn da. Chỉ một giọt cũng có thể gây mụn nước ngoài da, viêm da, sưng tấy hoặc bỏng. Vỏ cây chứa chất độc mà khi bị tác động sẽ tỏa ra loại khói độc hại, khiến đối phương nhanh chóng trúng độc, dễ dẫn đến mù lòa.Phát tín hiệu cảnh báo. Cây ngải đắng (Artemisia tridentata) có khả năng phát đi một tín hiệu cảnh báo cho “đồng bọn” khi bị tấn công bằng việc phát tán một hợp chất hóa học vào không khí. Nhận được tín hiệu này, những cây ngải đắng khác nằm xung quanh sẽ sản sinh một chất hóa học riêng để xua đuổi côn trùng.
Biết truyền tin cho nhau. Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học ở Australia cho biết, những cây ngô gốc rễ bị ngập nước phát ra và lặp lại nhiều lần những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220 Hertz mà chúng ta không hề hay biết. Đó là chính là tín hiệu truyền tin với nhau. Nhờ các tín hiệu này, chúng đã đẩy nhanh quá trình ra hoa, kết trái, trái chín, tăng trưởng gốc, thân cây.
Cây cũng chảy máu. Loài cây thân gỗ Pterocarpus angolensis ở Nam Phi có khả năng kì lạ - chảy máu. Khi cắt ngang thân hay một cành cây, ta sẽ dễ dàng thấy loại nhựa màu đỏ hơi sánh, sau khi khô chuyển thành đỏ thẫm rất giống màu máu. Loại nhựa này có tác dụng như chất keo dính gắn liền và chữa lành các vết thương của cây.
Cây biết xấu hổ và ghi nhớ. Hẳn là nhiều người đã quen thuộc với loài cây“xấu hổ” (cây trinh nữ) này. Mang tên khoa học Mimosa pudica, loài cây này có khả năng tự “thu gọn” người lại khi gặp tác động từ bên ngoài. Cây trinh nữ làm được việc này là nhờ cấu tạo lá đặc biệt của nó.
Ngoài ra, cây trinh nữ còn có "trí nhớ" khá tốt. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng, khi nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại vào lá cây xấu hổ, nó sẽ ngưng co lá. Chúng biết được rằng nước không đe dọa sự sinh tồn của chúng và không gây ra bất kỳ tổn hại nào. Đặc biệt hơn, cây trinh nữ còn có khả năng ghi nhớ phản ứng này nhiều tuần sau đó.
Đánh lạc hướng. Cây tai voi là món ăn hảo hạng cho loài sâu bướm đêm. Để ngăn chặn bị tàn phá bởi những kẻ háu ăn này, cây tai voi sẽ giả vờ mắc bệnh với nhiều đốm trắng trên khắp bề mặt lá rất giống với vết tích để lại sau khi bị sâu ăn. Do chỉ muốn ăn những cây ngon lành, khỏe mạnh nên những con sâu bướm sẽ tìm kiếm một chiếc lá khác.
Gọi lính đánh thuê. Cây mù tạt có khả năng sinh một chất hóa học đặc biêt để lôi kéo những con ong bắp cày ký sinh tới gần để tiêu diệt các con sâu bướm có ý định ăn lá cây. Cơ chế bảo vệ này phản ứng ngay sau khi xuất hiện trứng sâu bướm để kịp thời ngăn chặn nguy cơ bị ăn mòn. Đổi lại, các con ong bắp cày ký sinh sẽ được vỗ béo bằng trứng và sâu bướm.
Khả năng tự vệ. Loài cây Manchineel ở Florida và Nam Mỹ nổi tiếng nhờ khả năng tự vệ và sát thủ “không ghê tay” của mình. Bất kì bộ phận nào của Manchineel cũng đều chứa độc. Chỉ cắn một miếng vào quả của loài cây này là có thể bạn phải vào phòng cấp cứu.
Manchineel có loại nhựa màu trắng vô cùng độc và có tính ăn da. Chỉ một giọt cũng có thể gây mụn nước ngoài da, viêm da, sưng tấy hoặc bỏng. Vỏ cây chứa chất độc mà khi bị tác động sẽ tỏa ra loại khói độc hại, khiến đối phương nhanh chóng trúng độc, dễ dẫn đến mù lòa.
Phát tín hiệu cảnh báo. Cây ngải đắng (Artemisia tridentata) có khả năng phát đi một tín hiệu cảnh báo cho “đồng bọn” khi bị tấn công bằng việc phát tán một hợp chất hóa học vào không khí. Nhận được tín hiệu này, những cây ngải đắng khác nằm xung quanh sẽ sản sinh một chất hóa học riêng để xua đuổi côn trùng.