Ông Tuấn kể, thuở nhỏ ông thường hay dẫn chó đi vào trong rừng bắt cá, ong, săn chuột và biết đây là loại vật trung thành, bảo vệ chủ. Sau 4 lần ra đảo Phú Quốc, ông mua được 1 con chó xoáy ở xã Gành Dầu đem về nuôi. Vài tháng sau, chó bỗng lăn ra chết. Giữa lúc 5 ha tôm sú đang lúc “ăn nên làm ra”, ông Tuấn quyết bỏ ngang và quyết định thế chấp căn nhà đang ở để lấy 100 triệu tiếp tục đầu tư cho đàn chó, lập nên trang trại chó.Bằng cách treo thưởng cho các tài xế xe ôm nên chỉ hơn 6 tháng ông đã tạo dựng được đàn chó xoáy “chính hiệu” 180 con trên đảo Ngọc. Sau vài tháng về với chủ mới, cả đàn chó đã ngã bệnh. Lúc này, ông Tuấn chạy vạy khắp nơi tìm tìm bác sĩ thú y nhưng ai nấy cũng… bó tay! Thế là tổng số vốn đầu tư 2 tỷ đồng đã bị thua lỗ hết.Lúc này, ông Tuấn chọn phương pháp sưu tầm “bí kíp” từ nhiều người chuyên nuôi chó để học nghề. Sau nhiều tháng mày mò nghiên cứu, ông tổ chức trồng nhiều loại giống cây cỏ tự nhiên mà chó Phú Quốc thường dùng để phòng và tự trị bệnh. Hơn thế, ông còn tìm cách khắc chế nạn vô sinh và đúc kết phương pháp nuôi dưỡng trong điều kiện tập trung.Cách nay 2 năm, ông Tuấn ký hợp đồng thuê 4,8 ha đất rừng với trong thời hạn 50 năm để bảo tồn, nhân giống chó kết hợp với làm du lịch.Hiện trang trại chó Thanh Nga có 410 con, đặt tại Tiểu khu 77, ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, được sắp xếp theo hệ thống liên hoàn và thuê 14 lao động trực tiếp huấn luyện và đón du khách đến tham quan.Theo lời ông Tuấn, con nào leo trèo tốt huấn luyện leo trèo, còn nào chạy và bơi tốt đưa vào chuồng đua, còn nào đi vòng vòng đưa bảo vệ dự án, chuồng heo rừng… Tất cả những con chó ở đây đều được phân công lao động.Thế là ông tự chia lô đất thuê thành nhiều khu khác nhau như: xếp chữ, sinh sản hoang dã, chinh phục độ cao, nhặt rác, bảo vệ, trường đua.Địa hình trường đua được thiết kế mang tính hoang dã với những thử thách như: băng rừng, lội suối, vượt rào… được huấn luyện bởi nhưng huấn luyện viên chuyên nghiệp. Những chú chó xoáy được chăm sóc và nuôi dưỡng với những chế độ đặc biệt.Khu trường đua có 16 vận động viên “khuyển”, trong đó 8 chính thức và 8 dự bị đều được đặt tên.Trường đua có 4 đường chạy với tổng chiều dài 400m, được thiết kế gồm 12 loại địa hình khác nhau mô phỏng từ đồng bằng, rừng, ao hồ, đồi núi. Những con chó qua tuyển chọn và được huấn luyện sẽ tham gia biểu diễn, thể hiện những khả năng hoang dã, đặc trưng của giống chó Phú Quốc.Bắt đầu cuộc đua, các vận động viên “khuyển” xuất phát trên độ cao hơn 1m lao xuống tiếp gọn gàng và chạy một đoạn tiếp tục vượt rào cao 1,2m. Đến địa hình bới đất tìm đường, các chú chó khéo léo lách qua gốc cây ngã, phóng lên nhịp cầu tre, vượt qua những ghềnh đá mấp mô, chui xuống đường hầm rất ngoạn mục, đẹp mắt. Tiếp tục là đoạn đường không chướng ngoại vật, các chú “khuyển” tăng tốc mạnh mẽ để vào đường đua cuối cùng với địa hình vách đá, đường gạch, đường ván… rồi bơi trên hồ nước khi về đích.Mỗi ngày trường đua có 2 – 4 đợt tùy vào lượng khách đến tham quan.Theo lời ông Tuấn, huấn luyện chó là một hệ thống quy trình bởi cần phải lựa chọn bố mẹ khi lai tạo, chia khu để chăm sóc, nuôi dưỡng… Tốt nhất là 1,5 năm nuôi là cho phối giống và sau khi sinh được 20 ngày bắt ra khỏi hang để đưa vào khu vực chăm sóc.Chó Phú Quốc có 6 tiêu chí xác định như: phải có xoáy ở lưng, ngực nở - bụng thon, đuôi vót cần câu, lông sát dưới 2cm, chân màng vịt, xuất xứ từ Phú Quốc.Không nên nghĩ bảo tồn để làm giàu vì nếu không may loài chó quý, nguồn gen tốt sẽ bị mai một. Điều cấm kị là chó không để trùng huyết thống nên mỗi con sẽ được đánh số, thuộc chuồng nàoHiện tại mỗi con chó giống có trị giá từ vài triệu cho đến cả chục triệu đồng.Ngoài việc xây trang trại bảo tồn loài chó xoáy, ông Tuấn còn xây nghĩa trang để chôn cất chó bị bệnh, sàng lọc khi không đạt yêu cầu.
Ông Tuấn kể, thuở nhỏ ông thường hay dẫn chó đi vào trong rừng bắt cá, ong, săn chuột và biết đây là loại vật trung thành, bảo vệ chủ. Sau 4 lần ra đảo Phú Quốc, ông mua được 1 con chó xoáy ở xã Gành Dầu đem về nuôi. Vài tháng sau, chó bỗng lăn ra chết. Giữa lúc 5 ha tôm sú đang lúc “ăn nên làm ra”, ông Tuấn quyết bỏ ngang và quyết định thế chấp căn nhà đang ở để lấy 100 triệu tiếp tục đầu tư cho đàn chó, lập nên trang trại chó.
Bằng cách treo thưởng cho các tài xế xe ôm nên chỉ hơn 6 tháng ông đã tạo dựng được đàn chó xoáy “chính hiệu” 180 con trên đảo Ngọc. Sau vài tháng về với chủ mới, cả đàn chó đã ngã bệnh. Lúc này, ông Tuấn chạy vạy khắp nơi tìm tìm bác sĩ thú y nhưng ai nấy cũng… bó tay! Thế là tổng số vốn đầu tư 2 tỷ đồng đã bị thua lỗ hết.
Lúc này, ông Tuấn chọn phương pháp sưu tầm “bí kíp” từ nhiều người chuyên nuôi chó để học nghề. Sau nhiều tháng mày mò nghiên cứu, ông tổ chức trồng nhiều loại giống cây cỏ tự nhiên mà chó Phú Quốc thường dùng để phòng và tự trị bệnh. Hơn thế, ông còn tìm cách khắc chế nạn vô sinh và đúc kết phương pháp nuôi dưỡng trong điều kiện tập trung.
Cách nay 2 năm, ông Tuấn ký hợp đồng thuê 4,8 ha đất rừng với trong thời hạn 50 năm để bảo tồn, nhân giống chó kết hợp với làm du lịch.
Hiện trang trại chó Thanh Nga có 410 con, đặt tại Tiểu khu 77, ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, được sắp xếp theo hệ thống liên hoàn và thuê 14 lao động trực tiếp huấn luyện và đón du khách đến tham quan.
Theo lời ông Tuấn, con nào leo trèo tốt huấn luyện leo trèo, còn nào chạy và bơi tốt đưa vào chuồng đua, còn nào đi vòng vòng đưa bảo vệ dự án, chuồng heo rừng… Tất cả những con chó ở đây đều được phân công lao động.
Thế là ông tự chia lô đất thuê thành nhiều khu khác nhau như: xếp chữ, sinh sản hoang dã, chinh phục độ cao, nhặt rác, bảo vệ, trường đua.
Địa hình trường đua được thiết kế mang tính hoang dã với những thử thách như: băng rừng, lội suối, vượt rào… được huấn luyện bởi nhưng huấn luyện viên chuyên nghiệp. Những chú chó xoáy được chăm sóc và nuôi dưỡng với những chế độ đặc biệt.
Khu trường đua có 16 vận động viên “khuyển”, trong đó 8 chính thức và 8 dự bị đều được đặt tên.
Trường đua có 4 đường chạy với tổng chiều dài 400m, được thiết kế gồm 12 loại địa hình khác nhau mô phỏng từ đồng bằng, rừng, ao hồ, đồi núi. Những con chó qua tuyển chọn và được huấn luyện sẽ tham gia biểu diễn, thể hiện những khả năng hoang dã, đặc trưng của giống chó Phú Quốc.
Bắt đầu cuộc đua, các vận động viên “khuyển” xuất phát trên độ cao hơn 1m lao xuống tiếp gọn gàng và chạy một đoạn tiếp tục vượt rào cao 1,2m. Đến địa hình bới đất tìm đường, các chú chó khéo léo lách qua gốc cây ngã, phóng lên nhịp cầu tre, vượt qua những ghềnh đá mấp mô, chui xuống đường hầm rất ngoạn mục, đẹp mắt. Tiếp tục là đoạn đường không chướng ngoại vật, các chú “khuyển” tăng tốc mạnh mẽ để vào đường đua cuối cùng với địa hình vách đá, đường gạch, đường ván… rồi bơi trên hồ nước khi về đích.
Mỗi ngày trường đua có 2 – 4 đợt tùy vào lượng khách đến tham quan.
Theo lời ông Tuấn, huấn luyện chó là một hệ thống quy trình bởi cần phải lựa chọn bố mẹ khi lai tạo, chia khu để chăm sóc, nuôi dưỡng… Tốt nhất là 1,5 năm nuôi là cho phối giống và sau khi sinh được 20 ngày bắt ra khỏi hang để đưa vào khu vực chăm sóc.
Chó Phú Quốc có 6 tiêu chí xác định như: phải có xoáy ở lưng, ngực nở - bụng thon, đuôi vót cần câu, lông sát dưới 2cm, chân màng vịt, xuất xứ từ Phú Quốc.
Không nên nghĩ bảo tồn để làm giàu vì nếu không may loài chó quý, nguồn gen tốt sẽ bị mai một. Điều cấm kị là chó không để trùng huyết thống nên mỗi con sẽ được đánh số, thuộc chuồng nào
Hiện tại mỗi con chó giống có trị giá từ vài triệu cho đến cả chục triệu đồng.
Ngoài việc xây trang trại bảo tồn loài chó xoáy, ông Tuấn còn xây nghĩa trang để chôn cất chó bị bệnh, sàng lọc khi không đạt yêu cầu.