4 thập kỷ trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra các vụ nổ tia X ngoạn mục trên sao Mộc. Tia X là một phần của cực quang sao Mộc - vụ nổ ánh sáng xảy ra khi các hạt tích điện tương tác với bầu khí quyển của hành tinh.Hiện tượng tương tự cũng xảy ra trên Trái đất nhưng cực quang của sao Mộc mạnh hơn nhiều, giải phóng hàng trăm gigawatt năng lượng đủ để cung cấp năng lượng cho toàn bộ nền văn minh nhân loại trong một thời gian ngắn.Các nhà khoa học đã kết hợp quan sát cận cảnh về môi trường sao Mộc từ vệ tinh Juno của NASA cùng các phép đo tia X từ đài quan sát XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.Sau khi nghiên cứu thấy cực quang tia X trên sao Mộc được kích hoạt bởi các dao động định kỳ của đường sức từ. Những dao động này tạo ra sóng plasma (khí ion hóa), đẩy các hạt ion nặng "lướt" dọc theo đường sức từ cho đến khi chúng đập vào bầu khí quyển của hành tinh, giải phóng năng lượng dưới dạng tia X.Cực quang tia X xảy ra đều đặn ở cực bắc và cực nam của sao Mộc. Trong quá trình quan sát, các nhà khoa học nhận thấy, sao Mộc tạo ra các chùm tia X sau mỗi 27 phút.Các hạt ion tích điện va vào bầu khí quyển có nguồn gốc từ khí núi lửa tràn vào không gian bởi những ngọn núi khổng lồ trên mặt trăng Io của sao Mộc.Khí này ion hóa do các vụ va chạm trong môi trường xung quanh sao Mộc, tạo thành một lớp plasma bao quanh hành tinh. Từ trường của sao Mộc cực kỳ mạnh - gấp khoảng 20.000 lần so với Trái đất.Do đó, từ quyển của hành tinh này cũng rất lớn. Nếu được nhìn thấy trên bầu trời đêm, nó sẽ bao phủ một vùng có kích thước gấp vài lần Mặt Trăng của chúng ta.Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời có đường kính 142.984 km tại xích đạo. Nó nặng hơn Trái Đất 318 lần và khối lượng của Sao Mộc gấp 2 lần rưỡi tổng khối lượng của các hành tinh còn lại.Sao Mộc chứa chủ yếu hyđrô và heli - chiếm một phần tư khối lượng của nó, mặc dù heli chỉ chiếm một phần mười số lượng phân tử. Sao Mộc chủ yếu chứa vật chất ở trạng thái khí và lỏng.Sao Mộc cũng có bầu khí quyển lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, mở rộng hơn 5000 km theo độ cao. Do sao Mộc không có bề mặt rắn, đáy của bầu khí quyển được coi là nơi có áp suất khí quyển bằng 10 bar, bằng 10 lần áp suất khí quyển tại bề mặt Trái Đất.Đặc trưng nổi tiếng nhất của sao Mộc có lẽ là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão có chiều quay ngược với chiều tự quay của sao Mộc và đường kính thường lớn hơn Trái Đất, nằm ở vĩ độ Nam 22° dưới đường xích đạo.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
4 thập kỷ trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra các vụ nổ tia X ngoạn mục trên sao Mộc. Tia X là một phần của cực quang sao Mộc - vụ nổ ánh sáng xảy ra khi các hạt tích điện tương tác với bầu khí quyển của hành tinh.
Hiện tượng tương tự cũng xảy ra trên Trái đất nhưng cực quang của sao Mộc mạnh hơn nhiều, giải phóng hàng trăm gigawatt năng lượng đủ để cung cấp năng lượng cho toàn bộ nền văn minh nhân loại trong một thời gian ngắn.
Các nhà khoa học đã kết hợp quan sát cận cảnh về môi trường sao Mộc từ vệ tinh Juno của NASA cùng các phép đo tia X từ đài quan sát XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.
Sau khi nghiên cứu thấy cực quang tia X trên sao Mộc được kích hoạt bởi các dao động định kỳ của đường sức từ. Những dao động này tạo ra sóng plasma (khí ion hóa), đẩy các hạt ion nặng "lướt" dọc theo đường sức từ cho đến khi chúng đập vào bầu khí quyển của hành tinh, giải phóng năng lượng dưới dạng tia X.
Cực quang tia X xảy ra đều đặn ở cực bắc và cực nam của sao Mộc. Trong quá trình quan sát, các nhà khoa học nhận thấy, sao Mộc tạo ra các chùm tia X sau mỗi 27 phút.
Các hạt ion tích điện va vào bầu khí quyển có nguồn gốc từ khí núi lửa tràn vào không gian bởi những ngọn núi khổng lồ trên mặt trăng Io của sao Mộc.
Khí này ion hóa do các vụ va chạm trong môi trường xung quanh sao Mộc, tạo thành một lớp plasma bao quanh hành tinh. Từ trường của sao Mộc cực kỳ mạnh - gấp khoảng 20.000 lần so với Trái đất.
Do đó, từ quyển của hành tinh này cũng rất lớn. Nếu được nhìn thấy trên bầu trời đêm, nó sẽ bao phủ một vùng có kích thước gấp vài lần Mặt Trăng của chúng ta.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời có đường kính 142.984 km tại xích đạo. Nó nặng hơn Trái Đất 318 lần và khối lượng của Sao Mộc gấp 2 lần rưỡi tổng khối lượng của các hành tinh còn lại.
Sao Mộc chứa chủ yếu hyđrô và heli - chiếm một phần tư khối lượng của nó, mặc dù heli chỉ chiếm một phần mười số lượng phân tử. Sao Mộc chủ yếu chứa vật chất ở trạng thái khí và lỏng.
Sao Mộc cũng có bầu khí quyển lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, mở rộng hơn 5000 km theo độ cao. Do sao Mộc không có bề mặt rắn, đáy của bầu khí quyển được coi là nơi có áp suất khí quyển bằng 10 bar, bằng 10 lần áp suất khí quyển tại bề mặt Trái Đất.
Đặc trưng nổi tiếng nhất của sao Mộc có lẽ là Vết Đỏ Lớn, một cơn bão có chiều quay ngược với chiều tự quay của sao Mộc và đường kính thường lớn hơn Trái Đất, nằm ở vĩ độ Nam 22° dưới đường xích đạo.