Hiện tượng
Mặt trăng máu diễn ra vào ngày hôm nay (15/4), tại các khu vực Bắc Mỹ, bờ biển phía Tây Nam Mỹ, Tây Phi, và có thể thấy rõ nhất tại Australia vào lúc mặt trời lặn. Đây được coi là hiện tượng tự nhiên hiếm có và kỳ bí, là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần. Khi đó, Trái đất che phủ hoàn toàn Mặt trăng, Mặt trời sẽ chiếu ánh sáng vào Mặt Trăng tạo nên màu đỏ.
|
Cận cảnh Mặt trăng dần chuyển sang "màu máu", hình ảnh mới nhất của hiện tượng ghi lại được từ đỉnh Lemmon, bang Arizona, Mỹ. |
Theo các nhà khoa học, do ánh sáng Mặt trời có nhiều màu sắc và bước sóng khác nhau, nhưng ánh sáng màu đỏ có bước sóng dài nhất và có khả năng xuyên qua bầu khí quyển, chiếu rọi
Mặt trăng ở những vùng tối nhất. Do đó, khi diễn ra nguyệt thực (Trái đất che khuất Mặt trăng), ta thấy Mặt trăng có màu đỏ.
|
Quy trình Mặt trăng dần dần chuyển sang màu đỏ sẽ diễn ra giống như mô tả trong hình. |
Ngoài ra, màu sắc của Mặt trăng còn phụ thuộc vào lượng
bụi trong khí quyển. Lượng tro bụi càng nhiều thì màu sắc của Mặt Trăng càng đậm.