Nhện quả phụ đen. Chúng ta thường nhắc tới nhện quả phụ đen là một trong những loài nhện cắn chết người. Tuy vậy, điều này không hẳn đúng. Với những con mồi lớn, loài động vật này thường ít cắn và những vết cắn có độc còn ít hơn. Và chỉ có 2 trong số 31 loài nhện quả phụ là ăn thịt bạn tình sau khi giao phối.Mối. Chúng ta chỉ biết mối là loài gây nguy hại tới các đồ gỗ mà chúng ta đang dùng, nó có thể gây thiệtt hại hàng tỉ USD mỗi năm mà quên mất rằng nó cũng góp phần tái sinh lại rừng trên hành tinh của chúng ta.Chuột. Chuột là một loài động vật bẩn thỉu, gây ra nhiều loại bệnh dịch mà không biết rằng chuột cũng khá nhút nhát, ít khi cắn người và có thể là thú nuôi cực tốt bởi nó thông minh và tình cảm.Ong bắp cày. Nhiều loài ong bắp cày khá hung hãn và có những cú chích rất đau và độc. Thực tế là phần lớn các loài ong bắp cày đều không đốt người hay thậm chí là không có vòi. Nó có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn hoa và kiểm soát các loài côn trùng khác.Cá mập. Đây là một trong những sát thủ đáng sợ nhất trong tự nhiên, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của nó trong việc kiểm soát số lượng cá, duy trì sự cân bằng cần thiết trong cùng một môi trường sống. Cá mập cũng khá thông minh, nó có thể “được thuần phục”.Cá heo. Chúng ta luôn cho rằng cá heo là một loài rất đáng yêu, có thể sẵn sàng bảo vệ chúng ta khỏi những con cá mập hung dữ. Tuy nhiên bạn đã quên rằng cá heo cũng là một loài động vật ăn thịt, rất hiếu chiến khi phải bảo vệ lãnh thổ của mình. Nó thậm chí còn giết hại và tấn công những loài động vật khác mà không rõ lý do, bao gồm cả con con cùng loài.Giòi. Nhắc đến loài này hẳn nhiều người đã cảm giác sởn gai ốc, buồn nôn. Nhưng chúng ta nên cảm ơn chúng vì nhờ chúng mà các loài ruồi và vi khuẩn không phát triển quá nhiều bên cạnh xác chết (do phải cạnh tranh thức ăn).Ký sinh. Nhiều nhà khoa học cho rằng động vật ký sinh nằm ở vị trí thấp hơn trong bậc thang tiến hóa. Nhưng chúng ta nên biết rằng hầu như mọi loại động vật hoang dã đều có ký sinh sống trên người. Chúng cũng có vai trò trong việc điều hòa mạng lưới thức ăn.Rắn. Hàng triệu người trên thế giới sợ rắn, hay kể cả là những con bò sát không chân. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng chỉ có 15% những loài rắn chúng ta biết có mang chất độc. Nhưng nên biết rằng điều cuối cùng rắn phải làm là lãng phí chất độc quý hiếm của mình vào những thứ mà nó thậm chí không thể ăn được. Vì thế bạn đừng quá nghi oan cho rắn. Mời quý vị xem video: Ghê rợn bẫy săn bắt động vật hoang dã. Nguồn video: VTC14
Nhện quả phụ đen. Chúng ta thường nhắc tới nhện quả phụ đen là một trong những loài nhện cắn chết người. Tuy vậy, điều này không hẳn đúng. Với những con mồi lớn, loài động vật này thường ít cắn và những vết cắn có độc còn ít hơn. Và chỉ có 2 trong số 31 loài nhện quả phụ là ăn thịt bạn tình sau khi giao phối.
Mối. Chúng ta chỉ biết mối là loài gây nguy hại tới các đồ gỗ mà chúng ta đang dùng, nó có thể gây thiệtt hại hàng tỉ USD mỗi năm mà quên mất rằng nó cũng góp phần tái sinh lại rừng trên hành tinh của chúng ta.
Chuột. Chuột là một loài động vật bẩn thỉu, gây ra nhiều loại bệnh dịch mà không biết rằng chuột cũng khá nhút nhát, ít khi cắn người và có thể là thú nuôi cực tốt bởi nó thông minh và tình cảm.
Ong bắp cày. Nhiều loài ong bắp cày khá hung hãn và có những cú chích rất đau và độc. Thực tế là phần lớn các loài ong bắp cày đều không đốt người hay thậm chí là không có vòi. Nó có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn hoa và kiểm soát các loài côn trùng khác.
Cá mập. Đây là một trong những sát thủ đáng sợ nhất trong tự nhiên, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của nó trong việc kiểm soát số lượng cá, duy trì sự cân bằng cần thiết trong cùng một môi trường sống. Cá mập cũng khá thông minh, nó có thể “được thuần phục”.
Cá heo. Chúng ta luôn cho rằng cá heo là một loài rất đáng yêu, có thể sẵn sàng bảo vệ chúng ta khỏi những con cá mập hung dữ. Tuy nhiên bạn đã quên rằng cá heo cũng là một loài động vật ăn thịt, rất hiếu chiến khi phải bảo vệ lãnh thổ của mình. Nó thậm chí còn giết hại và tấn công những loài động vật khác mà không rõ lý do, bao gồm cả con con cùng loài.
Giòi. Nhắc đến loài này hẳn nhiều người đã cảm giác sởn gai ốc, buồn nôn. Nhưng chúng ta nên cảm ơn chúng vì nhờ chúng mà các loài ruồi và vi khuẩn không phát triển quá nhiều bên cạnh xác chết (do phải cạnh tranh thức ăn).
Ký sinh. Nhiều nhà khoa học cho rằng động vật ký sinh nằm ở vị trí thấp hơn trong bậc thang tiến hóa. Nhưng chúng ta nên biết rằng hầu như mọi loại động vật hoang dã đều có ký sinh sống trên người. Chúng cũng có vai trò trong việc điều hòa mạng lưới thức ăn.
Rắn. Hàng triệu người trên thế giới sợ rắn, hay kể cả là những con bò sát không chân. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng chỉ có 15% những loài rắn chúng ta biết có mang chất độc. Nhưng nên biết rằng điều cuối cùng rắn phải làm là lãng phí chất độc quý hiếm của mình vào những thứ mà nó thậm chí không thể ăn được. Vì thế bạn đừng quá nghi oan cho rắn.
Mời quý vị xem video: Ghê rợn bẫy săn bắt động vật hoang dã. Nguồn video: VTC14