Sinh sống trong những khu rừng ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Hà Giang, con cà đác hay voọc mũi hếch Bắc Bộ (Rhinopithecus avunculus) là một loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Ảnh: Lê Văn Dũng / Wildlife at Risk.Loài vật này có bộ lông màu nâu đen, lông trên đầu và quanh mặt màu trắng nhạt, vùng bụng, mắt, chi trước và chi sau có màu trắng nhờ, mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay.Voọc mũi hếch có chửa vào tháng 11 - 12. Con non mới đẻ lông màu vàng nhạt. Khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành. Thức ăn chủ yếu của chúng là chồi non, lá và quả cây.Chúng được giới khoa học biết đến từ cuối thập niên 1860 khi giáo sĩ Armand David gửi cá thể đầu tiên sang Châu Âu, nhưng phải đến năm 1912 mới được miêu tả sinh học lần đầu tiên.Từng khá phổ biến, voọc mũi hếch đã suy giảm mạnh về số lượng từ cuối thập niên 1970 và có lúc bị xem là đã tuyệt chủng. Sau đó chúng được tái phát hiện vào năm 1990 khi một quần thể nhỏ được ghi nhận tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.Vào những năm 2000, có thêm nhiều đàn voọc mũi hếch được phát hiện, nâng tổng số lượng cá thể loài này lên khoảng 250.Dù đã những nỗ lực bảo tồn đã được thực hiện, số lượng cá thể voọc mũi hếch trong các đàn vẫn có xu hướng giảm và chúng liên tục nằm trong danh sách các loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới.Mất môi trường sống và nạn săn bắt trộm là những nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự tụt giảm số lượng voọc mũi hếch và nhiều loài linh trưởng quý hiếm khác ở Việt Nam. Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.
Sinh sống trong những khu rừng ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Hà Giang, con cà đác hay voọc mũi hếch Bắc Bộ (Rhinopithecus avunculus) là một loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Ảnh: Lê Văn Dũng / Wildlife at Risk.
Loài vật này có bộ lông màu nâu đen, lông trên đầu và quanh mặt màu trắng nhạt, vùng bụng, mắt, chi trước và chi sau có màu trắng nhờ, mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay.
Voọc mũi hếch có chửa vào tháng 11 - 12. Con non mới đẻ lông màu vàng nhạt. Khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành. Thức ăn chủ yếu của chúng là chồi non, lá và quả cây.
Chúng được giới khoa học biết đến từ cuối thập niên 1860 khi giáo sĩ Armand David gửi cá thể đầu tiên sang Châu Âu, nhưng phải đến năm 1912 mới được miêu tả sinh học lần đầu tiên.
Từng khá phổ biến, voọc mũi hếch đã suy giảm mạnh về số lượng từ cuối thập niên 1970 và có lúc bị xem là đã tuyệt chủng. Sau đó chúng được tái phát hiện vào năm 1990 khi một quần thể nhỏ được ghi nhận tại huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Vào những năm 2000, có thêm nhiều đàn voọc mũi hếch được phát hiện, nâng tổng số lượng cá thể loài này lên khoảng 250.
Dù đã những nỗ lực bảo tồn đã được thực hiện, số lượng cá thể voọc mũi hếch trong các đàn vẫn có xu hướng giảm và chúng liên tục nằm trong danh sách các loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới.
Mất môi trường sống và nạn săn bắt trộm là những nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự tụt giảm số lượng voọc mũi hếch và nhiều loài linh trưởng quý hiếm khác ở Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.