Lợn đất (bên trái) và thú ăn kiến đều sở hữu chiếc mõm dài và thích ăn kiến. Thực chất, chúng là hai loài hoàn toàn khác nhau. Thú ăn kiến thuộc bộ Vermilingua vùng Trung và Nam Mỹ, trong khi lợn đất thuộc Tubulidentata, thường sinh sống ở châu Phi. Tuy thằn lằn và kỳ nhông có vẻ rất giống nhau, nhưng thằn lằn là bò sát, trong khi kỳ nhông là động vật lưỡng cư. Dù màu lông và chế độ ăn uống giống hệt nhau nhưng chim cánh cụt và hải âu cổ rụt là hai loài hoàn toàn khác nhau mà điểm khác biệt rõ nhất là chim cánh cụt không thể bay trong khi hải âu bay lượn hết sức thoải mái. La (ảnh phía trên) và lừa thường bị nhầm với nhau bởi la thực chất là kết quả của sự kết hợp giữa ngựa cái và lừa đực, tuy nhiên la thường không có khả năng giao phối và sinh sản. Đều thuộc họ Chelonia nhưng rùa biển (bên trái) và rùa cạn sống ở 2 môi trường hoàn toàn đối lập nhau. Quan sát kỹ, bạn cũng có thể nhìn thấy một số điểm khác biệt ở cấu trúc mai và chân của 2 cá thể. Ếch (ảnh trên) thường có làn da mịn màng, đôi chân dài và tương đối lớn, mắt lồi. Trong khi đó, cóc có làn da sần sùi và đôi chân ngắn ngủn. Tuy khác biệt khá rõ nhưng do hình dáng cơ thể khá tương đồng nên nhiều người vẫn bị nhầm lẫn.Đều được gọi là báo nên nhiều người trong chúng ta khó có thể phân biệt được báo đốm với báo hoa mai. Sự khác biệt dễ nhận biết nhất là báo đốm có đốm tròn màu đen, trong khi đốm trên lông của báo hoa mai lại giống như hình chiếc nhẫn bị bóp méo.
Lợn đất (bên trái) và thú ăn kiến đều sở hữu chiếc mõm dài và thích ăn kiến. Thực chất, chúng là hai loài hoàn toàn khác nhau. Thú ăn kiến thuộc bộ Vermilingua vùng Trung và Nam Mỹ, trong khi lợn đất thuộc Tubulidentata, thường sinh sống ở châu Phi.
Tuy thằn lằn và kỳ nhông có vẻ rất giống nhau, nhưng thằn lằn là bò sát, trong khi kỳ nhông là động vật lưỡng cư.
Dù màu lông và chế độ ăn uống giống hệt nhau nhưng chim cánh cụt và hải âu cổ rụt là hai loài hoàn toàn khác nhau mà điểm khác biệt rõ nhất là chim cánh cụt không thể bay trong khi hải âu bay lượn hết sức thoải mái.
La (ảnh phía trên) và lừa thường bị nhầm với nhau bởi la thực chất là kết quả của sự kết hợp giữa ngựa cái và lừa đực, tuy nhiên la thường không có khả năng giao phối và sinh sản.
Đều thuộc họ Chelonia nhưng rùa biển (bên trái) và rùa cạn sống ở 2 môi trường hoàn toàn đối lập nhau. Quan sát kỹ, bạn cũng có thể nhìn thấy một số điểm khác biệt ở cấu trúc mai và chân của 2 cá thể.
Ếch (ảnh trên) thường có làn da mịn màng, đôi chân dài và tương đối lớn, mắt lồi. Trong khi đó, cóc có làn da sần sùi và đôi chân ngắn ngủn. Tuy khác biệt khá rõ nhưng do hình dáng cơ thể khá tương đồng nên nhiều người vẫn bị nhầm lẫn.
Đều được gọi là báo nên nhiều người trong chúng ta khó có thể phân biệt được báo đốm với báo hoa mai. Sự khác biệt dễ nhận biết nhất là báo đốm có đốm tròn màu đen, trong khi đốm trên lông của báo hoa mai lại giống như hình chiếc nhẫn bị bóp méo.