Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú tại bãi biển Bondi ở Sydney, Australia: Một cơn bão trên bãi biển Bondi tạo nên những đợt sóng cuộn trào đầy ấn tượng.Danxia, Trung Quốc: Những núi đá đầy màu sắc cách đây hàng triệu năm đã tạo nên khung cảnh tự nhiên đẹp đến khó tin trong bức ảnh ấn tượng này. Gió và mưa là những “nghệ sĩ tự nhiên” tô, tạc nên màu sắc và vẻ đẹp của những phiến đá trong thung lũng, rãnh núi hay trên những triền đồi.Mây vảy rồng (Mammary): Những đám mây kì lạ này rất hiếm xuất hiện bởi người ta chỉ có thể thấy chúng ở vùng khí hậu có độ ẩm cao, hơi nóng bốc thẳng lên trời. Hình dạng của mây vảy rồng là do không khí chìm xuống gây ra.Những cột sáng ở khu trượt tuyết Ruka, Phần Lan: Hiện tượng này hoàn toàn khác hiện tượng Bắc cực quang. Những cột sáng này được hình thành do sự phản chiếu của ánh trăng qua những tinh thể băng.Những tia sét xuất hiện trên núi lửa ở Iceland: Hiện tượng thiên nhiên kì thú này được tạo nên bởi sự phun trào của núi lửa làm thoát ra những điện tích dương kết hợp với những điện tích âm trong không khí và kết quả là tạo ra những tia sét. Đây là một cảnh tượng vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên.Sóng biển phát quang: Những cơn sóng phát sáng vào ban đêm với màu xanh kì lạ là do sự phát quang của các loài sinh vật phù du sống lơ lửng trong nước biển gây ra.Cầu vồng lửa ở Albuquerque, New Mexico: Hiện tượng thần tiên này vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên. Điều kiện cần thiết để thấy hiện tượng là mặt trời phải nằm ở vị trí ít nhất khoảng 58 độ so với đường chân trời để ánh sáng mặt trời khúc xạ qua các tinh thể băng hình đĩa lơ lửng trong không khí.Hiện tượng cực quang, Lapland: Những hiệu ứng màu sắc kì lạ xảy ra do sự tương tác giữa các hạt năng lượng Mặt Trời và tầng khí quyển Trái Đất. Những ánh sáng và màu sắc của hiện tượng cực quang là kết quả của quá trình này.Giant’s Causeway, Bắc Ireland: Cách đây 65 triệu năm, những ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ ở khu vực này. Trong quá trình nguội dần của dung nham, những cột đá bazan khổng lồ đã được hình thành.Vòi rồng: Những lốc xoáy này đã được hình thành ngay trên mặt nước.Ánh sáng “ma trơi” ở Na Uy: Hiện tượng khó giải thích này đặc biệt gây hứng thú với những người tin vào sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, cách giải thích phổ biến nhất được đưa ra là do pin tự nhiên gây ra khi bên này thung lũng là những khối đá giàu đồng còn bên kia là những địa tầng giàu sắt.Những cơn bão ở Catatumbo, Venezuela: Những cơn bão ở đây rất thường xuyên diễn ra. Chúng xuất hiện trung bình 2 lần/ngày và có thể kéo dài tới 10 giờ đồng hồ. Những tia chớp xuất hiện trên bầu trời tạo nên một hiện tượng thiên nhiên kì thú đến khó tin.Những đàn chim sáo đá ở Gretna, Scotland: Những đàn chim sáo đá khổng lồ này tạo nên một hiện tượng ngoạn mục trên bầu trời Scotland thường là vào những lúc trời chạng vạng mùa đông.Hoa nở trên sa mạc ở Atacama, Chile: Một cơn mưa lớn bất ngờ trên sa mạc khô cằn đã biến nơi đây thành một khu vườn thiên nhiên tuyệt đẹp.Mây cuộn sóng (Asperatus) ở Lofoten Islands, Na Uy: Lúc mới nhìn có lẽ bạn sẽ lầm tưởng đây là bức tranh của một danh họa nào đó nhưng không, hiện tượng kì lạ này được tạo nên từ tự nhiên. Những đám mây “đáng sợ” này khiến người ta lo ngại một hiện tượng thời tiết dữ dội. Tuy nhiên, chúng hình thành chỉ do sự bất ổn của khí quyển và sẽ tan đi mà không hình thành bão.
Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú tại bãi biển Bondi ở Sydney, Australia: Một cơn bão trên bãi biển Bondi tạo nên những đợt sóng cuộn trào đầy ấn tượng.
Danxia, Trung Quốc: Những núi đá đầy màu sắc cách đây hàng triệu năm đã tạo nên khung cảnh tự nhiên đẹp đến khó tin trong bức ảnh ấn tượng này. Gió và mưa là những “nghệ sĩ tự nhiên” tô, tạc nên màu sắc và vẻ đẹp của những phiến đá trong thung lũng, rãnh núi hay trên những triền đồi.
Mây vảy rồng (Mammary): Những đám mây kì lạ này rất hiếm xuất hiện bởi người ta chỉ có thể thấy chúng ở vùng khí hậu có độ ẩm cao, hơi nóng bốc thẳng lên trời. Hình dạng của mây vảy rồng là do không khí chìm xuống gây ra.
Những cột sáng ở khu trượt tuyết Ruka, Phần Lan: Hiện tượng này hoàn toàn khác hiện tượng Bắc cực quang. Những cột sáng này được hình thành do sự phản chiếu của ánh trăng qua những tinh thể băng.
Những tia sét xuất hiện trên núi lửa ở Iceland: Hiện tượng thiên nhiên kì thú này được tạo nên bởi sự phun trào của núi lửa làm thoát ra những điện tích dương kết hợp với những điện tích âm trong không khí và kết quả là tạo ra những tia sét. Đây là một cảnh tượng vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên.
Sóng biển phát quang: Những cơn sóng phát sáng vào ban đêm với màu xanh kì lạ là do sự phát quang của các loài sinh vật phù du sống lơ lửng trong nước biển gây ra.
Cầu vồng lửa ở Albuquerque, New Mexico: Hiện tượng thần tiên này vô cùng hiếm gặp trong tự nhiên. Điều kiện cần thiết để thấy hiện tượng là mặt trời phải nằm ở vị trí ít nhất khoảng 58 độ so với đường chân trời để ánh sáng mặt trời khúc xạ qua các tinh thể băng hình đĩa lơ lửng trong không khí.
Hiện tượng cực quang, Lapland: Những hiệu ứng màu sắc kì lạ xảy ra do sự tương tác giữa các hạt năng lượng Mặt Trời và tầng khí quyển Trái Đất. Những ánh sáng và màu sắc của hiện tượng cực quang là kết quả của quá trình này.
Giant’s Causeway, Bắc Ireland: Cách đây 65 triệu năm, những ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ ở khu vực này. Trong quá trình nguội dần của dung nham, những cột đá bazan khổng lồ đã được hình thành.
Vòi rồng: Những lốc xoáy này đã được hình thành ngay trên mặt nước.
Ánh sáng “ma trơi” ở Na Uy: Hiện tượng khó giải thích này đặc biệt gây hứng thú với những người tin vào sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, cách giải thích phổ biến nhất được đưa ra là do pin tự nhiên gây ra khi bên này thung lũng là những khối đá giàu đồng còn bên kia là những địa tầng giàu sắt.
Những cơn bão ở Catatumbo, Venezuela: Những cơn bão ở đây rất thường xuyên diễn ra. Chúng xuất hiện trung bình 2 lần/ngày và có thể kéo dài tới 10 giờ đồng hồ. Những tia chớp xuất hiện trên bầu trời tạo nên một hiện tượng thiên nhiên kì thú đến khó tin.
Những đàn chim sáo đá ở Gretna, Scotland: Những đàn chim sáo đá khổng lồ này tạo nên một hiện tượng ngoạn mục trên bầu trời Scotland thường là vào những lúc trời chạng vạng mùa đông.
Hoa nở trên sa mạc ở Atacama, Chile: Một cơn mưa lớn bất ngờ trên sa mạc khô cằn đã biến nơi đây thành một khu vườn thiên nhiên tuyệt đẹp.
Mây cuộn sóng (Asperatus) ở Lofoten Islands, Na Uy: Lúc mới nhìn có lẽ bạn sẽ lầm tưởng đây là bức tranh của một danh họa nào đó nhưng không, hiện tượng kì lạ này được tạo nên từ tự nhiên. Những đám mây “đáng sợ” này khiến người ta lo ngại một hiện tượng thời tiết dữ dội. Tuy nhiên, chúng hình thành chỉ do sự bất ổn của khí quyển và sẽ tan đi mà không hình thành bão.