Trong thập kỷ qua,
sông băng Rhone trên dãy núi Alps, Thụy Sỹ đã thu hẹp với tốc độ đáng lo ngại. Độ dày băng đã giảm đi khoảng 349 mét từ năm 1856 và tổng cộng đã có khoảng gần 40 mét băng biến mất trong hơn 1 thập kỷ qua.
Không thể đứng ngoài cuộc, người dân địa phương đã quyết định phải làm điều gì đó để cứu lấy sông băng trước khi nó có thể tan chảy hoàn toàn. Mùa hè này, họ sẽ tiếp tục truyền thống đã có từ 8 năm qua, tiếp tục bảo vệ sông băng bằng những tấm chăn màu trắng để nhiệt lượng tác động lên bề mặt băng.
Theo Quartz, ý tưởng sử dụng những tấm chăn vải trắng để phản chiếu ánh sáng mặt trời tác động lên sông băng nghe có vẻ khá kỳ cục. Tuy nhiên thực tế, điều này lại đang mang đến những tác dụng rất tích cực. Nhà báo Glaciologist David Volken khẳng định với hãng tin AFP của Pháp, chăn thực sự có thể giảm lượng băng tan khoảng 70%.
Trên thực tế, cách làm tương tự đã được thực hiện tại Ý và Đức từ lâu. Kể từ năm 2009, nhà nghiên cứu khí hậu Jasson Box đã ủng hộ việc sử dụng vật liệu phản xạ giống như cách trên để làm chậm tình trạng băng tan ở Greenland.
Mặc dù vậy, đây chắc chắn vẫn là một giải pháp mang tính tạm thời. Khi xu hướng nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng, giải pháp phản xạ ánh sáng Mặt Trời chỉ có làm chậm tốc độ băng tăng chứ không thể ngăn chặn tình trạng này hoàn toàn.
Theo dự báo của Volken, chỉ có 10% khối lượng băng của sông băng Rhone còn tồn tại vào cuối thế kỷ này và quả thực, giải pháp trên không thể giải quyết tận gốc vấn đề.
|
Tốc độ tan băng của sông băng Rhone đang nhanh hơn trông thấy |
Hiện nay đã có rất nhiều biện pháp được tính đến, bao gồm sử dụng tuyết nhân tạo để phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời, hay phun nước biển lên băng để khiến chúng dày hơn. Có lẽ khi nghĩ đến viễn cảnh các sông băng trên thế giới tan chảy hết và mực nước biển dâng lên nhấn chìm mọi vùng đất, chúng ta sẽ chẳng thể làm ngơ lâu hơn được nữa.