Những ngày gần đây, câu chuyện về một cụ bà nhặt rác nhặt được ví tiền dày cộm ở Trung Quốc đang gây được sự chú ý lớn của dư luận. Trước đây, không ai biết tên bà, cũng không ai buồn quan tâm đến hoàn cảnh của bà lão già nua nhặt rác thải hàng ngày. Thế nhưng qua câu chuyện nhặt được tiền ồn ào, rất nhiều người đã biết đến bà là ai.
Theo thông tin đăng tải, bà lão nhặt rác tên là Triệu Quế Chi, chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con trai khôn lớn. Sau khi con trai lớn, bà lại lo liệu để con trai lấy vợ. Thế nhưng ông trời dường như chẳng có mắt, sau khi sinh nở chẳng bao lâu, con dâu bà Quế Chi qua đời vì nhiễm trùng đường tiết niệu. Ba năm sau, con trai của bà cũng qua đời.
Bà Quế Chi lúc đó đã hơn 70, muốn làm mướn cũng không có ai chịu thuê, chỉ có thể nhặt rác, nuôi cháu gái sống qua ngày. Trong thâm tâm, bà luôn cố gắng, mong muốn khi còn sống tích được chút tiền, sợ rằng ngày nào đó bà mất đi, cháu gái nhỏ bé sẽ lẻ loi một mình không người thân, không tiền, không nơi nương tựa.
|
Ảnh minh họa. |
Vào một ngày đông lạnh, sau khi đưa tiền cho cháu gái đóng học, bà Quế Chi lại tiếp tục công việc nhặt rác của mình đến chiều tối. Khi đèn đường bật lên, bà lê bước đi về, chuẩn bị đem số phế liệu nhặt được đi đổi lấy tiền thì nhìn thấy một chiếc ví đen nằm nổi bật trên nền tuyết trắng.
Mở ví ra, bà Quế Chi phát hiện trong đó có rất nhiều tiền, ngay lúc đó ý nghĩ đầu tiên của bà là: "Nhiều tiền như vậy mà đánh rơi, chắc chắn người mất đang cực kỳ lo lắng, sốt ruột". Nhìn thấy ví tiền chưa dính tuyết, đoán là vừa đánh rơi, bà lão nhặt rác kiên trì đứng đợi tại chỗ.
Sau đó không lâu, quả nhiên có một chiếc xe sang lượn quanh khu vực bà Quế Chi đứng, liên tục tìm kiếm thứ gì đó. Khi nhìn thấy bà Quế Chi, người đàn ông trên xe bước xuống, hỏi bà có nhìn thấy chiếc ví đen nào bị rơi quanh đây hay không.
Sau khi hỏi người đàn ông về đặc trưng của chiếc ví, cuối cùng bà Quế Chi cũng xác nhận, người đàn ông là chủ nhân của chiếc ví tiền, đem ví trả lại cho anh ta.
Chẳng ngờ, khi vừa nhận được ví, người đàn ông vội mở ra đếm tiền sau đó lại lùng nói: "Tôi có những 200.000 tệ (khoảng 680 triệu đồng) sao giờ lại còn có 100.000 tệ (khoảng 340 triệu đồng) thế này?"
|
Ảnh minh họa. |
"Không thể nào, tôi không hề động đến một đồng nào trong ví, tôi chỉ mở ra xem trong ví có gì, tuyệt nhiên không hề động đến số tiền. Nếu như tôi thực sự muốn lấy, tôi đã không đứng ở nơi này đợi chủ nhân chiếc ví đến tìm", lúc đó bà Quế Chi lo lắng nói.
Thế nhưng, người đàn ông không những không tin tưởng, còn hét lên với bà lão đáng thương rằng: "Ai biết bà có ý gì? Tôi bị thiếu một nửa số tiền, bà không lấy thì ai lấy?"
Hai người giằng co một lúc lâu, khi bà Quế Chi lo lắng đến độ nước mắt chảy dài, luôn miệng thanh minh rằng mình không hề lấy một đồng trong chiếc ví vừa nhặt được thì một cô gái trẻ từ trên ô tô bước xuống.
Khi tới gần, cô hỏi người đàn ông rằng: "Bố ơi, có chuyện gì xảy ra thế? Sao bà lão cứ khóc như vậy".
Nghe thấy có người hỏi thăm, bà Quế Chi khóc nức nở, lần lượt kể ra sự tình. Vừa nghe bà lão nói xong, cô gái trẻ quay đầu an ủi bà lão và nói với cha mình: "Bố thực sự không nhớ gì sao? Ngày hôm nay Bố đến nhà ông chủ Lý, xuất ra hơn 110.000 tệ tiền hàng, 200.000 không phải chỉ còn lại 90.000 thôi sao?".
Lúc này, người đàn ông ngớ người như chợt nhớ ra việc gì đó rồi vô cùng bối rối nói: "Buổi chiều quả thật có vụ làm ăn, nhưng nếu thế trong ví chỉ còn có 90.000 tệ chứ nhỉ, sao lại thừa ra cả 10.000 tệ?".
Nghe cha mình nói thế, cô gái trẻ liên tục nháy mắt với cha. Sau cùng, người đàn ông cũng hiểu ý, đưa ra 10.000 tệ, nói rằng: "Bà lão ơi, cháu xin lỗi, trong ví tôi chỉ còn 90.000 tệ mới đúng, 10.000 thừa này không phải của tôi. Bà cầm lấy nhé".
Sau đó, cha con cô gái trẻ xin lỗi bà Quế Chi, dặn dò bà cất tiền cẩn thận rồi mới rời đi.
Chiếc xe sang đi khuất bóng, lúc này bà Quế Chi mới ý thức được chuyện gì vừa xảy ra, không phải người đàn ông chỉ còn 90.000 tệ trong ví mà họ muốn đền ơn cho bà, lại không muốn bà phải nghĩ ngợi nên mới nói như vậy.
Suy nghĩ thấu đáo, bà Quế Chi không khỏi cảm thán rằng, cô gái trẻ thực sự vừa xinh đẹp lại vừa tốt bụng.
Qua sự việc của bà Quế Chi có thể thấy, mặc dù sống trong đói khổ nhưng bà không hề tham tiền. Nhặt được của rơi không mưu lợi cho mình mà chờ người đến để trả.
Tuy rằng quá trình làm người tốt không dễ dàng thế nhưng cuối cùng, bà lão cũng được đền ơn xứng đáng.