Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và là nơi cụ ngụ của đa phần người dân chài gốc Việt định cư ở Campuchia. Người Việt đã sống trên con sông này từ nhiều thế hệ nay. Con nhỏ của họ thường xuyên mặc áo phao cứu sinh để tránh bị đuối nước. Ở đây, họ cũng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trong khi đa phần đánh bắt cá trên sông và mang đến chợ bán. Hầu hết người ở đây không thể tìm được việc làm cũng như mua nhà trên đất liền. Họ (những người gốc Việt) đã mất hết giấy tờ tùy thân trong thời gian sống lưu vong khi chạy trốn chính quyền Khmer Đỏ năm 1975. Thuyền nhỏ là phương tiện di chuyển chủ yếu nơi đây. Còn trẻ con hay dùng chậu to khi muốn đến chơi với bạn ở gần đó. Tại trường học tư nhân này, những đứa trẻ sẽ được học tiếng Khmer và tiếng Việt. Đa phần chúng rời trường học khá sớm để phụ giúp cha mẹ.Người dân làng chợ nổi thường làm việc từ tinh mơ đến tối muộn. Tuy nhiên, họ không thể ra sông đánh cá trong những ngày tiết trời nóng bức. Ở đây, các gia đình thường có 4 hoặc 5 thành viên. Các thế hệ cùng một gia đình hay dựng các căn chòi gần đó để tiện việc đi lại và chăm lo lẫn nhau. Ông Thou Yien Son, 61 tuổi, được sinh ra ở làng Kompong Thom. Ông bị trục xuất khởi Campuchia hồi năm 1975. Tuy nhiên, khi trở lại nơi đây vào năm 1983, ông không được phép mua nhà do thiếu các giấy tờ chứng nhận nhân thân. Do vậy, ông cùng gia đình di cư về con sông và sống trên các con thuyền lênh đênh cũng được nhiều năm rồi. Bé 2 tháng tuổi Yim My đang nằm ngoài trên chiếc võng đung đưa. Cuộc sống quá khó khăn đến nỗi mẹ bé không đủ tiền để trả khoản phí đăng ký giấy khai sinh cho em. Mọi sinh hoạt hằng ngày của người dân đều diễn ra trên sông. Tuy nhiên, nước ở đây không đảm bảo vệ sinh. Nhiều căn bệnh truyền nhiễm cũng từ đây mà ra. Nhiều ngôi nhà ở Phum Kandal, Tonle Sap được làm từ gỗ và đóng vào các bè tre. Mỗi căn nhà nổi này thường có hai phòng ở, một phòng bếp, và một nhà vệ sinh.
Người dân thường mắc điện từ đường dây tải chỉ cách mặt nước vài mét trong khi một số sử dụng đèn pin. Hầu hết họ kiếm sống từ việc đánh bắt cá. Họ thường nuôi số cá bắt được trong bè một vài tháng trước khi bán cho thương lái. Cũng giống như các làng nổi trên sông ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay Thái Lan, các mặt hàng hóa như rau tươi, bánh mì, thức ăn nấu sẵn hay thuốc mem được bày bán trên những con thuyền nhỏ.
Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và là nơi cụ ngụ của đa phần người dân chài gốc Việt định cư ở Campuchia.
Người Việt đã sống trên con sông này từ nhiều thế hệ nay. Con nhỏ của họ thường xuyên mặc áo phao cứu sinh để tránh bị đuối nước. Ở đây, họ cũng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu trong khi đa phần đánh bắt cá trên sông và mang đến chợ bán.
Hầu hết người ở đây không thể tìm được việc làm cũng như mua nhà trên đất liền. Họ (những người gốc Việt) đã mất hết giấy tờ tùy thân trong thời gian sống lưu vong khi chạy trốn chính quyền Khmer Đỏ năm 1975.
Thuyền nhỏ là phương tiện di chuyển chủ yếu nơi đây. Còn trẻ con hay dùng chậu to khi muốn đến chơi với bạn ở gần đó.
Tại trường học tư nhân này, những đứa trẻ sẽ được học tiếng Khmer và tiếng Việt. Đa phần chúng rời trường học khá sớm để phụ giúp cha mẹ.
Người dân làng chợ nổi thường làm việc từ tinh mơ đến tối muộn. Tuy nhiên, họ không thể ra sông đánh cá trong những ngày tiết trời nóng bức.
Ở đây, các gia đình thường có 4 hoặc 5 thành viên. Các thế hệ cùng một gia đình hay dựng các căn chòi gần đó để tiện việc đi lại và chăm lo lẫn nhau.
Ông Thou Yien Son, 61 tuổi, được sinh ra ở làng Kompong Thom. Ông bị trục xuất khởi Campuchia hồi năm 1975. Tuy nhiên, khi trở lại nơi đây vào năm 1983, ông không được phép mua nhà do thiếu các giấy tờ chứng nhận nhân thân. Do vậy, ông cùng gia đình di cư về con sông và sống trên các con thuyền lênh đênh cũng được nhiều năm rồi.
Bé 2 tháng tuổi Yim My đang nằm ngoài trên chiếc võng đung đưa. Cuộc sống quá khó khăn đến nỗi mẹ bé không đủ tiền để trả khoản phí đăng ký giấy khai sinh cho em.
Mọi sinh hoạt hằng ngày của người dân đều diễn ra trên sông. Tuy nhiên, nước ở đây không đảm bảo vệ sinh. Nhiều căn bệnh truyền nhiễm cũng từ đây mà ra.
Nhiều ngôi nhà ở Phum Kandal, Tonle Sap được làm từ gỗ và đóng vào các bè tre. Mỗi căn nhà nổi này thường có hai phòng ở, một phòng bếp, và một nhà vệ sinh.
Người dân thường mắc điện từ đường dây tải chỉ cách mặt nước vài mét trong khi một số sử dụng đèn pin.
Hầu hết họ kiếm sống từ việc đánh bắt cá. Họ thường nuôi số cá bắt được trong bè một vài tháng trước khi bán cho thương lái.
Cũng giống như các làng nổi trên sông ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam hay Thái Lan, các mặt hàng hóa như rau tươi, bánh mì, thức ăn nấu sẵn hay thuốc mem được bày bán trên những con thuyền nhỏ.