Hình ảnh của con rùa kỳ lạ có "mái tóc" rong rêu cực ngầu lan truyền trên mạng xã hội gần đây.
Theo tìm hiểu, đây là loài rùa sông Mary, một loài rùa cổ sống tại con sông cùng tên ở Queensland, Australia. Đây là loài rùa đang bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng.
Theo Hội động vật học London (ZSL), rùa sông Mary đứng thứ 30 trong bảng xếp hạng 572 loài bò sát có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu.
Rùa sông Mary tên khoa học là Elusor macrurus, thường xuất hiện trong tình trạng rong rêu bám đầy người. Các sợi tảo dọc cũng phát triển trên cơ thể nó.
Rùa sông Mary gần như là một trong những loài động vật xuất hiện đầu tiên trên Trái đất.
Mời quý vị xem video: Thả cụ rùa Hồ Gươm về lại môi trường tự nhiên
Loài rùa độc đáo này sở hữu rất nhiều đặc điểm khác biệt so với các loài rùa khác. Chúng có cái đuôi rất dài, đến 70% chiều dài của mai. Bên dưới cắm có 2 chiếc râu mọc ra, giúp chúng cảm nhận môi trường nước xung quanh.
Rùa sông Mary có cách hô hấp vô cùng kỳ quặc. Tuy có lỗ mũi to giúp hô hấp, nhưng chúng vẫn hít thở qua hậu môn.
Tại phần hậu môn của loài rùa Mary có một cấu trúc tương tự như mang, cho phép chúng hấp thụ oxy trong nước. Phần hậu môn cũng được sử dụng để bài tiết và giao phối.
Trong vòng 20 năm trở lại đây, rùa sông Mary liên tục bị đe dọa bởi các loài động vật hoang dã, ô nhiễm nước, và các hoạt động chăn thả gia súc của con người bên sông. Ước tính, tổng số lượng rùa đã bị diệt tới 95%.
Nếu không có biện pháp bảo tồn, có thể trong tương lai gần, những con rùa với mái tóc xanh rong rêu cực ngầu này sẽ biến mất.