Tháp đồng hồ Philadelphia City Hall (Mỹ) được hoàn thành vào năm 1901 với chiều cao 167 mét do kiến trúc sư John McArthur thiết kê. Tháp đồng hồ thiên văn Old Town Astronomical Clock (Cộng hòa Séc) có tuổi thọ vào hàng lâu đời nhất trên thế giới. Hoàn thành vào năm 1410, tháp này được thợ đồng hồ Mikulas của Kadane và nhà thiên văn học Jan Sindel lên ý tưởng. Nằm ngay bên cạnh cầu treo nổi tiếng Cầu Cổng vàng, tháp đồng hồ Ferry Building Marketplace (Mỹ) là một điểm đến thu hút du khách. Được hoàn thành vào năm 19222, tháp đồng hồ Old Port (Canada) cao 45 mét trở nên lung linh mối khi màn đêm buông xuống.Trong khi đó, ở Thụy Sỹ, tháp Zytglogge mang dáng vẻ rất cổ kính. Ngoài việc báo hiệu thời gian, tháp này còn có thể hiện thị 12 cung hoàng đạo theo lịch âm. Trước đó, tháp này từng được trưng dụng là nơi giam giữ các tội nhân.Tọa lạc tại thủ đô Moscow (Nga), tháp đồng hồ Spasskaya sẽ đổ chuông 15 phút một lần. Tháp Spasskaya nằm trong hệ thống tường bao quanh điện Kremlin, nơi ở chính thức của tổng thống Nga. Tháp đồng hồ Izmir (Thổ Nhĩ Kỳ) là món quà của Hoàng đế Wilhelm II của Đức trao tặng cho người dân Ottoman dưới thời trị vì của Hoàng đế Sultan Abdulhamit II của Ottoman. Nhìn từ xa, tháp đồng hồ Glockenspiel Munich (Đức ) trông khá đồ sộ. Nó đổ chuông hàng ngày vào lúc 11h trưa và 5h tối (tháng 3 đến tháng 10). Tháp đồng hồ Sultan Abdul Samad Building (Malaysia) là sự pha trộn giữa thiết kế Moorish (Ấn Độ) và Anh. Đồng hồ nước nổi tiếng tọa lạc tại nhà ga Osaka (Nhật Bản) mê hoặc rất nhiều du khách bằng các hình đồ họa khác nhau như hoa anh đào, hoa tulip, pháo hay những con cá vàng. Tháp đồng hồ Chiang Rai, Chiang Rai, Thái Lan nổi bật trong bầu trời đêm của xứ Chùa vàng. Đây là một trong những công trình của nghệ sĩ Thái Chalermcha. Nhìn qua đây, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đó là tháp đồng hồ Big Ben ở thủ đô London, Anh. Từ lâu, nó đã được coi là một biểu tượng của xứ sở sương mù này.
Tháp đồng hồ Philadelphia City Hall (Mỹ) được hoàn thành vào năm 1901 với chiều cao 167 mét do kiến trúc sư John McArthur thiết kê.
Tháp đồng hồ thiên văn Old Town Astronomical Clock (Cộng hòa Séc) có tuổi thọ vào hàng lâu đời nhất trên thế giới. Hoàn thành vào năm 1410, tháp này được thợ đồng hồ Mikulas của Kadane và nhà thiên văn học Jan Sindel lên ý tưởng.
Nằm ngay bên cạnh cầu treo nổi tiếng Cầu Cổng vàng, tháp đồng hồ Ferry Building Marketplace (Mỹ) là một điểm đến thu hút du khách.
Được hoàn thành vào năm 19222, tháp đồng hồ Old Port (Canada) cao 45 mét trở nên lung linh mối khi màn đêm buông xuống.
Trong khi đó, ở Thụy Sỹ, tháp Zytglogge mang dáng vẻ rất cổ kính. Ngoài việc báo hiệu thời gian, tháp này còn có thể hiện thị 12 cung hoàng đạo theo lịch âm. Trước đó, tháp này từng được trưng dụng là nơi giam giữ các tội nhân.
Tọa lạc tại thủ đô Moscow (Nga), tháp đồng hồ Spasskaya sẽ đổ chuông 15 phút một lần. Tháp Spasskaya nằm trong hệ thống tường bao quanh điện Kremlin, nơi ở chính thức của tổng thống Nga.
Tháp đồng hồ Izmir (Thổ Nhĩ Kỳ) là món quà của Hoàng đế Wilhelm II của Đức trao tặng cho người dân Ottoman dưới thời trị vì của Hoàng đế Sultan Abdulhamit II của Ottoman.
Nhìn từ xa, tháp đồng hồ Glockenspiel Munich (Đức ) trông khá đồ sộ. Nó đổ chuông hàng ngày vào lúc 11h trưa và 5h tối (tháng 3 đến tháng 10).
Tháp đồng hồ Sultan Abdul Samad Building (Malaysia) là sự pha trộn giữa thiết kế Moorish (Ấn Độ) và Anh.
Đồng hồ nước nổi tiếng tọa lạc tại nhà ga Osaka (Nhật Bản) mê hoặc rất nhiều du khách bằng các hình đồ họa khác nhau như hoa anh đào, hoa tulip, pháo hay những con cá vàng.
Tháp đồng hồ Chiang Rai, Chiang Rai, Thái Lan nổi bật trong bầu trời đêm của xứ Chùa vàng. Đây là một trong những công trình của nghệ sĩ Thái Chalermcha.
Nhìn qua đây, bạn sẽ dễ dàng nhận ra đó là tháp đồng hồ Big Ben ở thủ đô London, Anh. Từ lâu, nó đã được coi là một biểu tượng của xứ sở sương mù này.