"Sinh sản đồng trinh", thuật ngữ khoa học gọi là trinh sản. Đây là hiện tượng noãn phát triển thành một cá thể trưởng thành mà không qua thụ tinh, con mẹ không cần giao phối. Các loài có khả năng trinh sản tự tạo bản sao cho mình. Trong hình là rệp cây tự sinh con non.
Các hình thức của trinh sản bao gồm: Trinh sản đơn bội (ở ong, mối, kiến), kiểu phức tạp (ở loài thằn lằn Cnemidophorus, lưỡng thê) và trinh sản lưỡng bội. Kết quả của trinh sản là cơ thể mới có một nửa lượng vật liệu di truyền của mẹ và không có thông tin di truyền từ sinh vật khác, thường là con đực cùng loài với con mẹ. Trong hình là Daphnia với trứng chưa thụ tinh (một loài giáp xác nước ngọt thường dùng làm thức ăn cho cá cảnh).Một số loài động vật trinh sản sẽ có những đứa con giống hệt nhau về mặt di truyền. Daphnia là một trong những loài như vậy.Hiện tượng trinh sản kì lạ này có thể xảy ra ở toàn bộ hay chỉ một phần của vòng đời ở một số loài. Rệp cây sinh con non theo mùa, con của chúng hoàn toàn vô tính.Điều kì lạ không chỉ nằm ở khả năng tự sinh sản mà ở một số loại như ong, kiến, tò vò... tất cả trứng thụ tinh đều cho ra con cái, còn trứng không thụ tinh lại cho ra con đực và đều là trinh sản đơn bội.Đặc biệt, ở ong còn diễn ra xen kẽ trinh sản và sinh sản hữu tính. Ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (hiện tượng trinh sản), trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa. Ngoài ra, không chỉ kì lạ về việc chọn lựa giới tính, hai nhà nghiên cứu Morgan (1908) và Bachr (1909) phát hiện rằng các con đực sinh ra bằng trinh sản lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể thiếu mất 1 hoặc 2 nhiễm sắc thể so với con cái. Trong hình là thằn lằn trinh sản chỉ sinh ra cá thể cái.Trinh sản chọn lọc một cách bí ẩn để đảm bảo cho cơ chế xác định giới tính mỗi loài.
"Sinh sản đồng trinh", thuật ngữ khoa học gọi là trinh sản. Đây là hiện tượng noãn phát triển thành một cá thể trưởng thành mà không qua thụ tinh, con mẹ không cần giao phối. Các loài có khả năng trinh sản tự tạo bản sao cho mình. Trong hình là rệp cây tự sinh con non.
Các hình thức của trinh sản bao gồm: Trinh sản đơn bội (ở ong, mối, kiến), kiểu phức tạp (ở loài thằn lằn Cnemidophorus, lưỡng thê) và trinh sản lưỡng bội.
Kết quả của trinh sản là cơ thể mới có một nửa lượng vật liệu di truyền của mẹ và không có thông tin di truyền từ sinh vật khác, thường là con đực cùng loài với con mẹ. Trong hình là Daphnia với trứng chưa thụ tinh (một loài giáp xác nước ngọt thường dùng làm thức ăn cho cá cảnh).
Một số loài động vật trinh sản sẽ có những đứa con giống hệt nhau về mặt di truyền. Daphnia là một trong những loài như vậy.
Hiện tượng trinh sản kì lạ này có thể xảy ra ở toàn bộ hay chỉ một phần của vòng đời ở một số loài. Rệp cây sinh con non theo mùa, con của chúng hoàn toàn vô tính.
Điều kì lạ không chỉ nằm ở khả năng tự sinh sản mà ở một số loại như ong, kiến, tò vò... tất cả trứng thụ tinh đều cho ra con cái, còn trứng không thụ tinh lại cho ra con đực và đều là trinh sản đơn bội.
Đặc biệt, ở ong còn diễn ra xen kẽ trinh sản và sinh sản hữu tính. Ong chúa đẻ ra rất nhiều trứng, trứng không được thụ tinh phát triển thành ong đực (hiện tượng trinh sản), trứng được thụ tinh phát triển thành ong thợ và ong chúa.
Ngoài ra, không chỉ kì lạ về việc chọn lựa giới tính, hai nhà nghiên cứu Morgan (1908) và Bachr (1909) phát hiện rằng các con đực sinh ra bằng trinh sản lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể thiếu mất 1 hoặc 2 nhiễm sắc thể so với con cái. Trong hình là thằn lằn trinh sản chỉ sinh ra cá thể cái.
Trinh sản chọn lọc một cách bí ẩn để đảm bảo cho cơ chế xác định giới tính mỗi loài.