Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI), Mỹ quan sát thấy một con bạch tuộc biển sâu ấp trứng với thời gian kỷ lục 4,5 năm, lâu gấp đôi các loài động vật khác. Trong suốt thời gian ấp, bạch tuộc cái giữ những quả trứng sạch và bảo vệ chúng khỏi các loài săn mồi. Nó không di chuyển, bất chấp việc dần mất đi trọng lượng và da trở nên nhũn, xanh xao. Loài bạch tuộc này có tên khoa học là Graneledone boreopacifica, ngoài kỷ lục ấp trứng, nó có thể là một trong những động vật thân mềm sống dai nhất. Hầu hết bạch tuộc nước nông và mực sống chỉ được 1-2 năm. Trứng của Graneledone boreopacifica có hình dáng như giọt nước, kích thước bằng quả ô liu nhỏ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy bạch tuộc mẹ chưa bao giờ rời khỏi trứng của nó hay ăn bất cứ thứ gì. Là một bà mẹ tốt, bạch tuộc Graneledone boreopacifica cái liên tục phải “tắm” cho trứng bằng nước biển, giữ trứng không bị dính bùn hay bị thương bởi các mảnh vỡ. Trong quá trình nghiên cứu suốt 4,5 năm, các chuyên gia đã lặn xuống địa điểm 18 lần, chứng kiến bạch tuộc cái ban đầu với những vết sẹo đặc trưng ở nguyên chỗ cũ. Khi bạch tuộc con phát triển bên trong trứng, chúng đòi hỏi nhiều oxy, do đó vai trò của bạch tuộc mẹ rất quan trọng. Các quả trứng trong suốt của nó dần trở nên to lớn hơn theo thời gian Bạch tuộc cái bám vào một mỏm đá ở sâu khoảng 1.400m bên dưới bề mặt đại dương. Do bạch tuộc con sinh trưởng rất lâu bên trong trứng, nên khi thoát ra ngoài, chúng hoàn toàn có khả năng tự mình sống sót và săn các con mồi nhỏ.
Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI), Mỹ quan sát thấy một con bạch tuộc biển sâu ấp trứng với thời gian kỷ lục 4,5 năm, lâu gấp đôi các loài động vật khác.
Trong suốt thời gian ấp, bạch tuộc cái giữ những quả trứng sạch và bảo vệ chúng khỏi các loài săn mồi. Nó không di chuyển, bất chấp việc dần mất đi trọng lượng và da trở nên nhũn, xanh xao.
Loài bạch tuộc này có tên khoa học là Graneledone boreopacifica, ngoài kỷ lục ấp trứng, nó có thể là một trong những động vật thân mềm sống dai nhất. Hầu hết bạch tuộc nước nông và mực sống chỉ được 1-2 năm.
Trứng của Graneledone boreopacifica có hình dáng như giọt nước, kích thước bằng quả ô liu nhỏ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy bạch tuộc mẹ chưa bao giờ rời khỏi trứng của nó hay ăn bất cứ thứ gì.
Là một bà mẹ tốt, bạch tuộc Graneledone boreopacifica cái liên tục phải “tắm” cho trứng bằng nước biển, giữ trứng không bị dính bùn hay bị thương bởi các mảnh vỡ. Trong quá trình nghiên cứu suốt 4,5 năm, các chuyên gia đã lặn xuống địa điểm 18 lần, chứng kiến bạch tuộc cái ban đầu với những vết sẹo đặc trưng ở nguyên chỗ cũ.
Khi bạch tuộc con phát triển bên trong trứng, chúng đòi hỏi nhiều oxy, do đó vai trò của bạch tuộc mẹ rất quan trọng. Các quả trứng trong suốt của nó dần trở nên to lớn hơn theo thời gian
Bạch tuộc cái bám vào một mỏm đá ở sâu khoảng 1.400m bên dưới bề mặt đại dương. Do bạch tuộc con sinh trưởng rất lâu bên trong trứng, nên khi thoát ra ngoài, chúng hoàn toàn có khả năng tự mình sống sót và săn các con mồi nhỏ.