Cực bất khả tiếp cận Nam Cực - điểm xa nhất từ biển ở tất cả các hướng. Đây là nơi có nhiệt độ lạnh nhất hành tinh, nhiệt độ trung bình quanh năm vào khoảng -58,2 độ C. Nơi đây có lẽ cũng là điểm xa nhất trên hành tinh, hiện các nhà khoa học vẫn mâu thuẫn trong việc xác định vị trí xa nhất một cách chính xác. Cánh cửa đến địa ngục ở Turkmenistan. Đó là một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Trong khi tiến hành khoan vào năm 1971, các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí, khiến mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70m. Để tránh khí rò rỉ gây ngộ độc, người ta đốt nó, tuy nhiên đám cháy này đến nay vẫn chưa kết thúc. Sealand - vi quốc gia không được Liên Hiệp Quốc công nhận, nằm ở phía đông nước Anh. Sealand thực chất là một pháo đài, có hình dạng như một dàn khoan dầu với 2 trụ bê tông được nối với nhau, được xây dựng năm 1942 để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ 2. Nó cũng có thể được gọi là một hòn đảo hoặc một "quốc gia" đặc biệt. Sealand tự tuyên bố chủ quyền, và là "quốc gia" nhỏ nhất thế giới với 22 công dân. Đảo Bouvet – hòn đảo không người ở phía Nam Đại Tây Dương. Đó là một hòn đảo núi lửa ở cận Nam cực, được cho là đảo xa nhất trên thế giới, rất khó tiếp cận. Do khí hậu khắc nghiệt và địa thế băng bao phủ, thực vật ở Bouvet giới hạn ở địa y và rêu. Hải cẩu, hải âu và chim cánh cụt là những cư dân duy nhất trên đảo. Bir Tawil là một vùng đất nằm giữa biên giới Ai Cập và Sudan song không có quốc gia nào tuyên bố chủ quyền. Nó được gọi là Tam giác Bir Tawil mặc dù có hình dạng tứ giác. Ngày nay, Ai Cập vẫn quản lý Bir Tawil nhưng không công nhận vùng này trên bản đồ. Núi Thor - đỉnh núi thẳng đứng vĩ đại nhất thế giới. Núi Thor, hay còn gọi là đỉnh Thor, nằm trong Vườn quốc gia Auyuittuq, trên đảo Baffin, Nunavut, Canada, là đỉnh núi đá granite thẳng đứng cao nhất trên thế giới. Ngọn núi có dốc đứng cao 1250m và nghiêng 105 độ làm cho nó nhô ra nhiều hơn một chút. Mỏ kim cương Mir - một trong những lỗ hổng nhân tạo lớn nhất trên thế giới. Mir Mine, hay còn gọi là mỏ Mirny là cựu mỏ kim cương lộ thiên nằm ở Mirny, Đông Siberia, Nga. Nó đóng cửa vào năm 2004. Mỏ Mir to tới mức vùng không phận phía trên nó là "khu vực cấm" đối với trực thăng vì một số vụ tai nạn đã xảy ra khi trực thăng bị các luồng không khí đi xuống hút vào.
Cực bất khả tiếp cận Nam Cực - điểm xa nhất từ biển ở tất cả các hướng. Đây là nơi có nhiệt độ lạnh nhất hành tinh, nhiệt độ trung bình quanh năm vào khoảng -58,2 độ C. Nơi đây có lẽ cũng là điểm xa nhất trên hành tinh, hiện các nhà khoa học vẫn mâu thuẫn trong việc xác định vị trí xa nhất một cách chính xác.
Cánh cửa đến địa ngục ở Turkmenistan. Đó là một mỏ khí thiên nhiên ở Derweze, tỉnh Ahal, Turkmenistan. Trong khi tiến hành khoan vào năm 1971, các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí, khiến mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70m. Để tránh khí rò rỉ gây ngộ độc, người ta đốt nó, tuy nhiên đám cháy này đến nay vẫn chưa kết thúc.
Sealand - vi quốc gia không được Liên Hiệp Quốc công nhận, nằm ở phía đông nước Anh. Sealand thực chất là một pháo đài, có hình dạng như một dàn khoan dầu với 2 trụ bê tông được nối với nhau, được xây dựng năm 1942 để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ 2. Nó cũng có thể được gọi là một hòn đảo hoặc một "quốc gia" đặc biệt. Sealand tự tuyên bố chủ quyền, và là "quốc gia" nhỏ nhất thế giới với 22 công dân.
Đảo Bouvet – hòn đảo không người ở phía Nam Đại Tây Dương. Đó là một hòn đảo núi lửa ở cận Nam cực, được cho là đảo xa nhất trên thế giới, rất khó tiếp cận. Do khí hậu khắc nghiệt và địa thế băng bao phủ, thực vật ở Bouvet giới hạn ở địa y và rêu. Hải cẩu, hải âu và chim cánh cụt là những cư dân duy nhất trên đảo.
Bir Tawil là một vùng đất nằm giữa biên giới Ai Cập và Sudan song không có quốc gia nào tuyên bố chủ quyền. Nó được gọi là Tam giác Bir Tawil mặc dù có hình dạng tứ giác. Ngày nay, Ai Cập vẫn quản lý Bir Tawil nhưng không công nhận vùng này trên bản đồ.
Núi Thor - đỉnh núi thẳng đứng vĩ đại nhất thế giới. Núi Thor, hay còn gọi là đỉnh Thor, nằm trong Vườn quốc gia Auyuittuq, trên đảo Baffin, Nunavut, Canada, là đỉnh núi đá granite thẳng đứng cao nhất trên thế giới. Ngọn núi có dốc đứng cao 1250m và nghiêng 105 độ làm cho nó nhô ra nhiều hơn một chút.
Mỏ kim cương Mir - một trong những lỗ hổng nhân tạo lớn nhất trên thế giới. Mir Mine, hay còn gọi là mỏ Mirny là cựu mỏ kim cương lộ thiên nằm ở Mirny, Đông Siberia, Nga. Nó đóng cửa vào năm 2004. Mỏ Mir to tới mức vùng không phận phía trên nó là "khu vực cấm" đối với trực thăng vì một số vụ tai nạn đã xảy ra khi trực thăng bị các luồng không khí đi xuống hút vào.