Với ông Lý, mọi thứ trên cuộc đời đều có thể thực hiện được chỉ cần chúng ta có sức khỏe và sự cố gắng. Chính vì vậy, suốt mấy chục năm bon chen với nghề nhặt ve chai mà ông Lý chưa bao giờ nghĩ đến việc đi ăn mày kiếm sống.
|
Ảnh minh họa. |
Một hôm, ông Lý đã vô tình bắt gặp một thanh niên với cơn đau quằn quại trong góc phố. Tiếng kêu rên rỉ cùng với dáng vẻ không còn chút sức lực nào của nam thanh niên, ông lão đã nhanh chóng cõng anh đến một phòng khám gần đó. Vì anh thanh niên không còn nhận thức được gì trong cơn say nên ông lão đã nói chuyện với bác sĩ. Vị bác sĩ đã nói rằng, vì dùng quá nhiều rượu nên anh thanh niên đã bị thủng dạ dày và cơ thể anh cũng đang mắc căn bệnh khó nói nên anh phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Tuy nhiên, nhìn dáng vóc khắc khổ của ông lão, vị bác sĩ cũng đã nói rằng: Chi phí để tiến hành việc điều trị cho thanh niên là không hề nhỏ và ông nên chuẩn bị trước khi quyết định. Ngay sau đó, ông Lý đã thốt lên rằng: Sao vậy? Xem thường lão già này sao? Tôi cũng không đến nỗi phải đi ăn mày. Mạng người là quan trọng, không nhìn thấy thì không nói làm gì, nhưng đã nhìn thấy rồi thì phải tôi nhất định phải cứu.”
Ngay sau đó, ông Lý đã cõng nam thanh niên đến bệnh viện để tiến hành việc điều trị. Các bác sĩ đã nói rằng, chi phí điều trị của ca phẫu thuật này sẽ lên tới 10 triệu và lúc đó ông chỉ có 30 ngàn đồng trong người. Không suy nghĩ thêm, ông Lý đã vội chạy về nhà và lấy hết số tiền tiết kiệm của mình và mang đến bệnh viện. May mắn số tiền ông Lý mang đến đủ để thanh toán với bệnh viện và thừa 300 ngàn đồng.
Sau khi tỉnh lại, nam thanh niên đã biết được hết những chuyện gì xảy ra và anh đã gặp được ân nhân của mình. Ông Lý đến bên hỏi thăm tình hình sức khỏe của anh và nói rằng anh cứ nằm nghỉ ngơi. Nam thanh niên đã đưa cho ông lão một chiếc thẻ ATM và nói rằng trong đó không có nhiều tiền nhưng đây là tấm lòng biết ơn anh muốn gửi đến ông.
Trước hành động của nam thanh niên, ông Lý đã nói rằng: “Ngươi đang nhục mạ ta đấy à! Chẳng lẽ ngươi nghĩ rằng ta cứu ngươi là vì tiền của ngươi sao? Ta thật sự cứu nhầm người rồi.”. Ông đã ra về, trong lòng quặn thắt và trong tay chỉ còn chưa tới 300 ngàn đồng.
Hôm sau, ông lại tiếp tục với công việc nhặt ve chai của mình với một suy nghĩ, ta vẫn có thể làm được tất cả chỉ cần có sức khỏe. Vừa đi được vài bước, ông đã nhìn thấy tờ 200 ngàn đồng ngay ở thùng rác, nhìn qua nhìn lại không thấy ai. Trong lòng ông nghĩ đây là do ông ăn ở lương thiện nên trời thương.
Rồi cứ thế 10 năm trôi qua, cho đến ngày ông lâm bệnh rồi qua đời, mỗi ngày ông đều nhặt được tiền có mệnh giá 200 ngàn đồng. Số tiền khổng lồ tích cóp được đến ngày lìa đời của ông cuối cùng cũng có đã câu trả lời. Đó thực sự là số tiền của thanh niên mà ông đã cứu sống 10 năm về trước. Nam thanh niên đó thực sự là ông chủ của một doanh nghiệp rất phát triển. Anh đã cố tình đặt tiền ở những nơi ông đi qua để trả mối ân tình của ông lão lương thiện đối với mình. Nam thanh niên cũng chính là người tổ chức tang lễ cho ông Lý và trên bia mộ có khắc: Nghèo khó không nản chí, thiện tâm mãi trường tồn, người tốt có báo tốt, nguyện ông xuống suối vàng gặp được điều tốt.”
Ông lão đã ra đi trong nụ cười mãn nguyện, mãn nguyện vì những điều đã làm cho cuộc đời, khi ông còn sống. Ông Lý suốt những năm tháng cuộc đời đều làm thiện, trách ác và cuối cùng ông cũng được báo đáp một cách xứng đáng. “Gieo nhân nào gặp quả đó” chính là quy luật không thể nào thay đổi trong cuộc sống này. Không sớm thì muộn, ở một nơi nào đó, bạn sẽ được nhận lại những gì bạn đã cho đi!