Mới đây, tại Huế, một người phụ nữ có tên P.T.T trong lúc kéo lưới đã bị một con bạch tuộc kỳ lạ bò lên chân và cắn chết. Sau khi bị cắn, chị T được đưa ngay đến bệnh viện nhưng không kịp, chị qua đời trước khi đến được nơi cứu chữa. Con bạch tuộc hung thủ sau đó bị bắt lại, qua giám định được xác nhận là bạch tuộc đốm xanh, một loài bạch tuộc cực độc. (Ảnh: Tonmo)Theo tìm hiểu, bạch tuộc đốm xanh hay bạch tuộc đốm xanh lớn, tên khoa học Hapalochlaena lunulata, là một trong 3 (hoặc có lẽ 4) loài của chi Hapalochlaena. (Ảnh: Pinterest)Chúng sở hữu một loại nọc độc có tác động lên thần kinh và thường xuyên sử dụng độc để săn giết con mồi. Để dễ dàng khống chế con mồi, bạch tuộc đốm xanh sẽ bơm chất độc thần kinh cực mạnh của mình vào cơ thể con mồi, khiến con mồi bị tê liệt nhanh chóng, mặc sức để bạch tuộc đốm xanh cắn nuốt. (Ảnh: Tonmo)Được biết, nọc độc của bạch tuộc đốm xanh (một loại nước bọt có độc tính mạnh) bao gồm một chất độc thần kinh được gọi là tetrodotoxin, được sản xuất bởi vi khuẩn trong tuyến nước bọt. (Ảnh: Flickr)Đặc biệt, chất độc mà bạch tuộc đốm xanh sở hữu được đánh giá mạnh hơn nọc độc của rắn hổ mang khoảng 50 lần. (Ảnh: Pinterest)Chất này có khả năng gây tê liệt cơ và ngừng thở chỉ sau vài phút tiếp xúc, dẫn đến tim ngừng đập do thiếu oxy. Những nạn nhân bị trúng độc nếu không được cấp cứu ngay tại chỗ cực nhanh thì sẽ bỏ mạng không thể nghi ngờ. (Ảnh: Tonmo)Nguy hiểm hơn, chất độc cực mạnh tetrodotoxin không phải là proteine, có tính bền vững rất cao, tan trong nước lại không bị nhiệt phá huỷ. Cho dù nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại. (Ảnh: Wikispaces)Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa điều chế được loại huyết thanh chữa trị nọc độc của loài bạch tuộc này. (Ảnh: Youtube)Bề ngoài rực rỡ và bắt mắt nhưng bạch tuộc đốm xanh thực sự rất độc. Hơn nữa, chúng là loài hung dữ, có thể chủ động tấn công nếu cảm thấy bị đe dọa. (Ảnh: Wikimedia Commons)Vì thế, khi nhìn thấy loài động vật này ở bất cứ đâu, việc đầu tiên bạn nên làm chính là ngay lập tức rời khỏi chỗ đó. (Ảnh: Quora)
Mới đây, tại Huế, một người phụ nữ có tên P.T.T trong lúc kéo lưới đã bị một con bạch tuộc kỳ lạ bò lên chân và cắn chết. Sau khi bị cắn, chị T được đưa ngay đến bệnh viện nhưng không kịp, chị qua đời trước khi đến được nơi cứu chữa. Con bạch tuộc hung thủ sau đó bị bắt lại, qua giám định được xác nhận là bạch tuộc đốm xanh, một loài bạch tuộc cực độc. (Ảnh: Tonmo)
Theo tìm hiểu, bạch tuộc đốm xanh hay bạch tuộc đốm xanh lớn, tên khoa học Hapalochlaena lunulata, là một trong 3 (hoặc có lẽ 4) loài của chi Hapalochlaena. (Ảnh: Pinterest)
Chúng sở hữu một loại nọc độc có tác động lên thần kinh và thường xuyên sử dụng độc để săn giết con mồi. Để dễ dàng khống chế con mồi, bạch tuộc đốm xanh sẽ bơm chất độc thần kinh cực mạnh của mình vào cơ thể con mồi, khiến con mồi bị tê liệt nhanh chóng, mặc sức để bạch tuộc đốm xanh cắn nuốt. (Ảnh: Tonmo)
Được biết, nọc độc của bạch tuộc đốm xanh (một loại nước bọt có độc tính mạnh) bao gồm một chất độc thần kinh được gọi là tetrodotoxin, được sản xuất bởi vi khuẩn trong tuyến nước bọt. (Ảnh: Flickr)
Đặc biệt, chất độc mà bạch tuộc đốm xanh sở hữu được đánh giá mạnh hơn nọc độc của rắn hổ mang khoảng 50 lần. (Ảnh: Pinterest)
Chất này có khả năng gây tê liệt cơ và ngừng thở chỉ sau vài phút tiếp xúc, dẫn đến tim ngừng đập do thiếu oxy. Những nạn nhân bị trúng độc nếu không được cấp cứu ngay tại chỗ cực nhanh thì sẽ bỏ mạng không thể nghi ngờ. (Ảnh: Tonmo)
Nguy hiểm hơn, chất độc cực mạnh tetrodotoxin không phải là proteine, có tính bền vững rất cao, tan trong nước lại không bị nhiệt phá huỷ. Cho dù nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại. (Ảnh: Wikispaces)
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa điều chế được loại huyết thanh chữa trị nọc độc của loài bạch tuộc này. (Ảnh: Youtube)
Bề ngoài rực rỡ và bắt mắt nhưng bạch tuộc đốm xanh thực sự rất độc. Hơn nữa, chúng là loài hung dữ, có thể chủ động tấn công nếu cảm thấy bị đe dọa. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Vì thế, khi nhìn thấy loài động vật này ở bất cứ đâu, việc đầu tiên bạn nên làm chính là ngay lập tức rời khỏi chỗ đó. (Ảnh: Quora)