Sau Thế chiến II, ở châu Âu đã có đủ súng không giật M20 của Mỹ. Và ở Ý, việc sản xuất xe tay ga Vespa nhỏ và nhanh nhẹn đã bắt đầu. Bằng cách kết hợp cả hai thiết bị, Quân đội Pháp đã nhận được một bệ pháo tự hành có khả năng đổ bộ từ máy bay.Họ đã lấy phiên bản cao cấp nhất của chiếc xe tay ga với động cơ 1,5 lít 5,5 mã lực làm cơ sở. Khung xe đã được gia cố, lắp giá đỡ cho các thiết bị và sơn màu kaki. Và quan trọng nhất, họ đã gắn một khẩu đại bác 75 ly dưới yên xe, đó là lý do chiếc xe Vespa được mọi người gán cho biệt danh “vũ khí hai chân” hay “pháo đài di động”.Vũ khí của chiếc Vespa được lắp đặt trên các giá đỡ, bên hông là cơ số đạn dự trữ, đi kèm bộ càng chống để tạo độ ổn định cho phương tiện khi tác xạ.Rõ ràng không thể nhắm bắn khi đang di chuyển. Nhưng tính cơ động và hỏa lực tốt của Vespa TAP (nhớ lại cách đây 70 năm, khi tên lửa và súng phóng lựu mới được đưa vào sử dụng) đã tỏ ra rất hữu ích ở sa mạc Algeria, nơi Quân đội Pháp chiến đấu với quân kháng chiến địa phương.Chiếc xe tay ga này có khả năng vượt địa hình hoàn hảo, và súng của nó được sử dụng để phá hoại công sự và chống lại các xe bọc thép hạng nhẹ. Ngoài ra, những chiếc Vespa khá rẻ - dưới 500 USD mỗi chiếc.Một số xe tay ga cũng đi kèm với rơ moóc hai bánh để bổ sung đạn. Thiết bị này đã trở thành niềm mơ ước của các nhà sưu tập - giá của nó hiện lên tới 10 nghìn USD.Tốc độ lớn nhất mà những chiếc Vespa phiên bản quân sự này đạt được là khoảng hơn 60km/h.Khi tiến tới quan sát gần chiếc xe, có chuyên gia lại nhận định rằng khẩu pháo M20 được thiết kế trên Vespa 150 TAP rất khó có thể bắn được khi di chuyển bởi vì được cố định lỏng dọc theo khung xe. Dù có rất nhiều thông tin còn chưa rõ ràng về Vespa 150 TAP trên mạng internet, nhưng hầu hết các thông tin đều khẳng định lái xe có khả năng bắn pháo M20 khi đang di chuyển.Nguyên mẫu này có nhiều ưu điểm so với các mẫu xe máy quân sự cùng thời như: trọng lượng nhẹ hơn, cơ động tốt hơn ở tốc độ thấp, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn và khả năng mang theo bánh xe dự phòng cũng như bộ nhông nhích đáng tin cậy hơn.Một cuộc thi giữa các nhà sản xuất xe của Pháp đã diễn ra để thay thế cho mẫu xe cũ. Cuối cùng đã có ba nguyên mẫu dựa trên Valmobile 100, Bernardet 250 và Vespa. Vespa Pháp sau đó đã cấp giấy phép cho ACMA chế tạo.Hình ảnh của chiếc Vespa 150 TAP trên chiến trường.Vespa 150 TAP có cấu hình giống với các xe ga Vespa khác. Xe sử dụng động cơ 2 thì 150cc do ACMA cung cấp với đường kính và hành trình pít-tông khác với Vespa 150 dân sự được sản xuất tại nhà máy.Sự khác biệt về động cơ, cộng với việc gắn pháo bắn xuyên giáp M20 đòi hỏi Vespa 150 TAP phải có khung gầm mạnh mẽ hơn. Nhưng xe vẫn đạt vận tốc tối đa lên đến 64 km/h.
Sau Thế chiến II, ở châu Âu đã có đủ súng không giật M20 của Mỹ. Và ở Ý, việc sản xuất xe tay ga Vespa nhỏ và nhanh nhẹn đã bắt đầu. Bằng cách kết hợp cả hai thiết bị, Quân đội Pháp đã nhận được một bệ pháo tự hành có khả năng đổ bộ từ máy bay.
Họ đã lấy phiên bản cao cấp nhất của chiếc xe tay ga với động cơ 1,5 lít 5,5 mã lực làm cơ sở. Khung xe đã được gia cố, lắp giá đỡ cho các thiết bị và sơn màu kaki. Và quan trọng nhất, họ đã gắn một khẩu đại bác 75 ly dưới yên xe, đó là lý do chiếc xe Vespa được mọi người gán cho biệt danh “vũ khí hai chân” hay “pháo đài di động”.
Vũ khí của chiếc Vespa được lắp đặt trên các giá đỡ, bên hông là cơ số đạn dự trữ, đi kèm bộ càng chống để tạo độ ổn định cho phương tiện khi tác xạ.
Rõ ràng không thể nhắm bắn khi đang di chuyển. Nhưng tính cơ động và hỏa lực tốt của Vespa TAP (nhớ lại cách đây 70 năm, khi tên lửa và súng phóng lựu mới được đưa vào sử dụng) đã tỏ ra rất hữu ích ở sa mạc Algeria, nơi Quân đội Pháp chiến đấu với quân kháng chiến địa phương.
Chiếc xe tay ga này có khả năng vượt địa hình hoàn hảo, và súng của nó được sử dụng để phá hoại công sự và chống lại các xe bọc thép hạng nhẹ. Ngoài ra, những chiếc Vespa khá rẻ - dưới 500 USD mỗi chiếc.
Một số xe tay ga cũng đi kèm với rơ moóc hai bánh để bổ sung đạn. Thiết bị này đã trở thành niềm mơ ước của các nhà sưu tập - giá của nó hiện lên tới 10 nghìn USD.
Tốc độ lớn nhất mà những chiếc Vespa phiên bản quân sự này đạt được là khoảng hơn 60km/h.
Khi tiến tới quan sát gần chiếc xe, có chuyên gia lại nhận định rằng khẩu pháo M20 được thiết kế trên Vespa 150 TAP rất khó có thể bắn được khi di chuyển bởi vì được cố định lỏng dọc theo khung xe. Dù có rất nhiều thông tin còn chưa rõ ràng về Vespa 150 TAP trên mạng internet, nhưng hầu hết các thông tin đều khẳng định lái xe có khả năng bắn pháo M20 khi đang di chuyển.
Nguyên mẫu này có nhiều ưu điểm so với các mẫu xe máy quân sự cùng thời như: trọng lượng nhẹ hơn, cơ động tốt hơn ở tốc độ thấp, tiêu thụ nhiên liệu ít hơn và khả năng mang theo bánh xe dự phòng cũng như bộ nhông nhích đáng tin cậy hơn.
Một cuộc thi giữa các nhà sản xuất xe của Pháp đã diễn ra để thay thế cho mẫu xe cũ. Cuối cùng đã có ba nguyên mẫu dựa trên Valmobile 100, Bernardet 250 và Vespa. Vespa Pháp sau đó đã cấp giấy phép cho ACMA chế tạo.
Hình ảnh của chiếc Vespa 150 TAP trên chiến trường.
Vespa 150 TAP có cấu hình giống với các xe ga Vespa khác. Xe sử dụng động cơ 2 thì 150cc do ACMA cung cấp với đường kính và hành trình pít-tông khác với Vespa 150 dân sự được sản xuất tại nhà máy.
Sự khác biệt về động cơ, cộng với việc gắn pháo bắn xuyên giáp M20 đòi hỏi Vespa 150 TAP phải có khung gầm mạnh mẽ hơn. Nhưng xe vẫn đạt vận tốc tối đa lên đến 64 km/h.