Trong thời gian qua, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều xác ướp hàng ngàn tuổi tại Ai Cập, Peru... Khi kiểm tra những thi hài cổ xưa này, họ phát hiện người xưa mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm dẫn đến tử vong.Những loại bệnh truyền nhiễm như đậu mùa, bệnh lao, bệnh phong... đã ảnh hưởng tới nhiều người, không chỉ người dân bình thường mà cả tầng lớp quý tộc, vua chúa. Trong số này, pharaoh Ramesses V của vương triều 20 của Ai Cập từng mắc bệnh đậu mùa. Trên xác ướp của ông hoàng này có những vết sẹo do căn bệnh này để lại.Từ đây, nhiều người tò mò liệu những xác ướp hàng ngàn tuổi có còn mầm bệnh và có khả năng lây truyền sang con người hay không. Liên quan đến chủ đề này, Piers Mitchell, giám đốc Phòng thí nghiệm ký sinh trùng cổ đại thuộc Đại học Cambridge kiêm trợ lý nghiên cứu ở Khoa khảo cổ học của trường, cho biết khả năng mầm bệnh ký sinh trên xác ướp truyền sang con người cực thấp."Hầu hết các loài ký sinh trùng chết trong vòng 1 - 2 năm nếu không có vật chủ sống để bám vào. Nếu sau hơn 10 năm thì chúng sẽ chết hết cả", ông Mitchell cho hay.Theo Trung tâm thông tin công nghệ sinh học thuộc Thư viện y học quốc gia ở Viện y tế quốc gia Mỹ (NIH), nhóm poxvirus như đậu mùa chỉ có thể sinh sản bên trong tế bào của vật chủ.Vi khuẩn gây bệnh lao và bệnh phong cũng cần vật chủ sống để tồn tại. Bởi lẽ, đậu mùa lây lan thông qua tiếp xúc giữa người với người trong khi bệnh lao và bệnh phong luôn lan truyền thông qua giọt bắn từ mũi và miệng, như khi hắt hơi hoặc ho.Đối với bệnh phong, cần tiếp xúc với người mắc bệnh trong thời gian dài để vi khuẩn lây lan. Đó là vì hai loài vi khuẩn gây bệnh là Mycobacterium leprae và Mycobacterium lepromatosis nhân lên rất chậm.Một yếu tố khác làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh từ xác ướp cổ xưa là sự thoái hóa của ADN theo thời gian. "Khi phân tích, bạn có thể thấy mọi mẫu ADN của những loài ký sinh trùng này khá ngắn". Thay vì những chuỗi ADN dài khỏe mạnh, chúng chỉ có khoảng 50 - 100 cặp base. Đó là vì ADN bị suy thoái và đứt gãy. Không có cách nào để sinh vật sống sót khi ADN bị phân hủy", ông Mitchell giải thích.Dù vậy, các nhà nghiên cứu phát hiện một số loài giun ký sinh trong ruột, lây lan qua phân, sống lâu hơn các tổ chức sinh vật khác và không phải tất cả đều cần vật chủ sống để tồn tại. Thế nhưng, chúng không phải mối đe dọa lớn.Theo ông Mitchell, một số loài giun ký sinh trong ruột có thể tồn tại trong suốt nhiều tháng, thậm chí vài năm sau khi một người qua đời nhưng không có loài nào sống sót hàng nghìn năm. Ngay cả khi một tổ chức sinh vật cổ đại hy hữu sống sót sau hàng ngàn năm thì mặt nạ, găng tay và đồ bảo hộ sẽ bảo vệ nhà nghiên cứu không bị lây nhiễm mầm bệnh từ các xác ướp.Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Trong thời gian qua, các nhà khảo cổ đã khai quật được nhiều xác ướp hàng ngàn tuổi tại Ai Cập, Peru... Khi kiểm tra những thi hài cổ xưa này, họ phát hiện người xưa mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm dẫn đến tử vong.
Những loại bệnh truyền nhiễm như đậu mùa, bệnh lao, bệnh phong... đã ảnh hưởng tới nhiều người, không chỉ người dân bình thường mà cả tầng lớp quý tộc, vua chúa. Trong số này, pharaoh Ramesses V của vương triều 20 của Ai Cập từng mắc bệnh đậu mùa. Trên xác ướp của ông hoàng này có những vết sẹo do căn bệnh này để lại.
Từ đây, nhiều người tò mò liệu những xác ướp hàng ngàn tuổi có còn mầm bệnh và có khả năng lây truyền sang con người hay không. Liên quan đến chủ đề này, Piers Mitchell, giám đốc Phòng thí nghiệm ký sinh trùng cổ đại thuộc Đại học Cambridge kiêm trợ lý nghiên cứu ở Khoa khảo cổ học của trường, cho biết khả năng mầm bệnh ký sinh trên xác ướp truyền sang con người cực thấp.
"Hầu hết các loài ký sinh trùng chết trong vòng 1 - 2 năm nếu không có vật chủ sống để bám vào. Nếu sau hơn 10 năm thì chúng sẽ chết hết cả", ông Mitchell cho hay.
Theo Trung tâm thông tin công nghệ sinh học thuộc Thư viện y học quốc gia ở Viện y tế quốc gia Mỹ (NIH), nhóm poxvirus như đậu mùa chỉ có thể sinh sản bên trong tế bào của vật chủ.
Vi khuẩn gây bệnh lao và bệnh phong cũng cần vật chủ sống để tồn tại. Bởi lẽ, đậu mùa lây lan thông qua tiếp xúc giữa người với người trong khi bệnh lao và bệnh phong luôn lan truyền thông qua giọt bắn từ mũi và miệng, như khi hắt hơi hoặc ho.
Đối với bệnh phong, cần tiếp xúc với người mắc bệnh trong thời gian dài để vi khuẩn lây lan. Đó là vì hai loài vi khuẩn gây bệnh là Mycobacterium leprae và Mycobacterium lepromatosis nhân lên rất chậm.
Một yếu tố khác làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh từ xác ướp cổ xưa là sự thoái hóa của ADN theo thời gian. "Khi phân tích, bạn có thể thấy mọi mẫu ADN của những loài ký sinh trùng này khá ngắn". Thay vì những chuỗi ADN dài khỏe mạnh, chúng chỉ có khoảng 50 - 100 cặp base. Đó là vì ADN bị suy thoái và đứt gãy. Không có cách nào để sinh vật sống sót khi ADN bị phân hủy", ông Mitchell giải thích.
Dù vậy, các nhà nghiên cứu phát hiện một số loài giun ký sinh trong ruột, lây lan qua phân, sống lâu hơn các tổ chức sinh vật khác và không phải tất cả đều cần vật chủ sống để tồn tại. Thế nhưng, chúng không phải mối đe dọa lớn.
Theo ông Mitchell, một số loài giun ký sinh trong ruột có thể tồn tại trong suốt nhiều tháng, thậm chí vài năm sau khi một người qua đời nhưng không có loài nào sống sót hàng nghìn năm. Ngay cả khi một tổ chức sinh vật cổ đại hy hữu sống sót sau hàng ngàn năm thì mặt nạ, găng tay và đồ bảo hộ sẽ bảo vệ nhà nghiên cứu không bị lây nhiễm mầm bệnh từ các xác ướp.
Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.