Năm 1939, chính phủ Anh thành lập Ủy ban Phòng ngừa Động vật Quốc gia (NARPAC) để quyết định những việc cần làm với vật nuôi trước khi chiến tranh nổ ra. Ủy ban này đã lo lắng trong trường hợp chính phủ cần phân chia khẩu phần thức ăn, chủ sở hữu vật nuôi sẽ quyết định chia khẩu phần cho vật nuôi của họ hoặc để vật nuôi của họ chết đói.
Để đối phó với viễn cảnh u ám đó, NARPAC đã xuất bản một cuốn sổ tay nhỏ với tiêu đề “Lời khuyên cho những người sở hữu thú cưng”. Cuốn sổ này gợi ý chuyển vật nuôi từ các thành phố lớn về nông thôn. Ngoài ra, sổ hướng dẫn còn đưa ra kết luận với tuyên bố rằng: "Nếu bạn không thể nhờ những người hàng xóm chăm sóc vật nuôi, thì tốt nhất là nên tiêu hủy chúng". Cuốn sổ nhỏ này cũng in hình ảnh một khẩu súng lục với hàm ý người dân có thể "sử dụng súng" để giết vật nuôi một cách nhân đạo.
“Lời khuyên cho những người sở hữu thú cưng” - Cuốn sổ cầm tay đã gây ra vụ thảm sát thú cưng trước Thế chiến thứ hai, năm 1939.
Khi chiến tranh được phát động vào năm 1939, nhiều chủ sở hữu vật nuôi đã đổ xô đến các phòng khám phẫu thuật vật nuôi và nhà động vật để an tử cho vật nuôi của họ. Nhiều nhóm bác sĩ thú y như PDSA và RSPCA đã phản đối các biện pháp cực đoan này, nhưng bệnh viện của họ vẫn tràn ngập chủ vật nuôi trong vài ngày đầu. Người sáng lập PDSA, Maria Dickin, kể lại: "Các bác sĩ thú y của chúng tôi sẽ không bao giờ quên thảm kịch của những ngày đó".
Khi London bị đánh bom vào tháng 9/1940, thậm chí nhiều chủ sở hữu vật nuôi đã vội vàng tiêu hủy vật nuôi của họ. "Mọi người lo lắng về mối đe dọa đánh bom và tình trạng thiếu lương thực và cảm thấy không thích hợp để có một thú cưng 'xa xỉ' giữa thời chiến."
Battersea Dogs & Cats Home là tổ chức đi ngược lại xu hướng này. Họ đã tìm cách nuôi và chăm sóc được 145.000 con chó trong suốt cuộc chiến và dành một cánh đồng ở Ilford để làm nghĩa trang thú cưng, "nơi chôn cất khoảng 500.000 con vật, nhiều con được chôn ngay từ tuần đầu tiên của cuộc chiến chiến tranh."
Một người phản đối phong trào tiêu hủy thú cưng là Nina Douglas-Hamilton, Nữ công tước xứ Hamilton, một người yêu mèo. Bà đã vận động chống lại việc giết hại và tạo ra khu bảo tồn của riêng mình trong một nhà chứa máy bay ở Ferne.
Các ước tính cho biết hơn 750.000 vật nuôi đã bị giết hại trong suốt thời gian diễn ra sự kiện. Nhiều chủ sở hữu vật nuôi, sau khi vượt qua nỗi sợ hãi về các vụ đánh bom và thiếu thức ăn, đã hối hận vì đã giết vật nuôi của họ và đổ lỗi cho chính phủ vì đã khơi mào cho tình trạng hoảng loạn này.
Một loại xe cấp cứu động vật loại mới: một tủ lớn được trang bị ở phía sau của một chiếc ô tô có động cơ nào và có thể được sử dụng trong bất kỳ trường hợp khẩn cấp nào. Nó được thiết kế bởi Mr Paddle of Isleworth. Nhà phát minh này là một người yêu động vật. Trẻ nhỏ tỏ ra thích thú với loại hộp cứu thương động vật mới. Ảnh chụp vào tháng 7 năm 1943.
Nhà phát minh C.H. Gaunt, đeo mặt nạ phòng độc, đang thử nghiệm nơi trú ẩn cho thú cưng. Phát minh của ông được cấp bằng sáng chế và đang được thử nghiệm trên một con chó nhỏ. Ông đã phát minh ra hộp phòng độc cho thú cưng vào năm 1938 để sử dụng cho những chủ vật nuôi, những người lo lắng về điều sẽ xảy ra với thú cưng của họ trong các cuộc tấn công bằng khí gas và không kích.
Một bác sĩ phẫu thuật thú y đang chăm sóc một chú chó trên đường phố sau khi thiệt hại do bom đạn buộc ông phải đóng cửa cơ sở của mình vào năm 1944.
Giải cứu một chú chó con tại Blitz, London. Ảnh chụp năm 1940.
Một người đưa chó hoang tới Battersea.
Sơ tán mèo trong thời Thế chiến 2.
Một chú chó và cậu chủ nhỏ sau một cuộc tấn công vào ban đêm ở Hendon, tháng 5/1941.
Hai người phụ nữ đem theo chó và lồng sau khi nhà của họ trúng bom.
Các thành viên của NARPAC. Họ tới những ngôi nhà bị bom phá hủy ở London vào ngày 14/9/1940 để thu thập những vật nuôi có thể cần được chăm sóc hoặc cần một ngôi nhà tạm thời mới. Một người đang kết bạn với một con chim hoàng yến mới được giải cứu.
Các thành viên của NARPAC địa phương giải cứu một con mèo khỏi một tòa nhà bị đánh bom, tháng 11/1940.
Chó được đưa đi trong "xe cứu thương động vật".