Vườn Quốc gia Vũ Quang ở tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận 30 cá thể động vật hoang dã từ Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. Sau đó, Vườn Quốc gia Vũ Quang tiến hành tái thả số động vật quý hiếm trên về về môi trường tự nhiên.30 cá thể động vật hoang dã được thả về tự nhiên lần này gồm: 4 cá thể rắn hổ mang chúa, 20 cá thể rắn hổ mang Trung Quốc, 4 cá thể khỉ mặt đỏ và 2 cá thể khỉ vàng.Vườn Quốc gia Hoàng Liên bàn giao 30 cá thể động vật hoang dã trên cho Vườn Quốc gia Vũ Quang nằm trong chương trình hợp tác, phối hợp trong công tác cứu hộ, tái thả động vật hoang dã. Ngoài ra, việc phân tách đàn ra nhiều vùng khác nhau nhằm tạo hiệu quả trong công tác bảo tồn.Trong số những động vật hoang dã được Vườn Quốc gia Vũ Quang tái thả lần này, rắn hổ mang chúa (tên khoa học là Ophiophagus hannah) là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IB có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ nghiêm ngặt.Do bị săn bắt và buôn bán trái phép nên số lượng rắn hổ mang chúa trong tự nhiên giảm mạnh trong thời gian qua. Để bảo vệ loài rắn này khỏi nguy cơ tuyệt chủng, pháp luật hiện hành nghiêm cấm các hành vi săn bắt, buôn bán vận chuyển trái phép rắn hổ mang chúa. Những cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị khởi tố theo quy định.Rắn hổ mang chúa còn được gọi hổ mang vua. Đây là loài rắn độc thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng rậm trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Loài rắn hổ mang chúa đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010.Rắn hổ mang Trung Quốc (tên khoa học là Naja Atra Cantor) thuộc họ rắn hổ Elapidae. Đây là loài động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IIB, hạng VU trong danh lục đỏ IUCN.Là loài rắn có nọc độc cao, rắn hổ mang Trung Quốc thích săn mồi vào buổi tối khi thời tiết nóng. Thức ăn yêu thích gồm: cá, ếch, cóc, thằn lằn, rắn, chim, trứng chim và động vật gặm nhấm.Khỉ mặt đỏ (tên khoa học là Macaca arctoides) là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm II B, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và được thống kê trong Sách đỏ của IUCN 1997. Các cá thể khỉ mặt đỏ có màu lông sẫm pha đỏ, nâu hoặc đen. Các chương trình với mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn và khai thác thương mại loài khỉ quý hiếm này yêu cầu phải có giấy phép.Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca mulatta) thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp. Loài khỉ này hoạt động kiếm ăn vào ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại quả, hạt, lá cây...Mời độc giả xem video: Tạm giữ đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm. Nguồn: THĐT1.
Vườn Quốc gia Vũ Quang ở tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận 30 cá thể động vật hoang dã từ Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật Hoàng Liên thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. Sau đó, Vườn Quốc gia Vũ Quang tiến hành tái thả số động vật quý hiếm trên về về môi trường tự nhiên.
30 cá thể động vật hoang dã được thả về tự nhiên lần này gồm: 4 cá thể rắn hổ mang chúa, 20 cá thể rắn hổ mang Trung Quốc, 4 cá thể khỉ mặt đỏ và 2 cá thể khỉ vàng.
Vườn Quốc gia Hoàng Liên bàn giao 30 cá thể động vật hoang dã trên cho Vườn Quốc gia Vũ Quang nằm trong chương trình hợp tác, phối hợp trong công tác cứu hộ, tái thả động vật hoang dã. Ngoài ra, việc phân tách đàn ra nhiều vùng khác nhau nhằm tạo hiệu quả trong công tác bảo tồn.
Trong số những động vật hoang dã được Vườn Quốc gia Vũ Quang tái thả lần này, rắn hổ mang chúa (tên khoa học là Ophiophagus hannah) là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IB có nguy cơ tuyệt chủng và cần được bảo vệ nghiêm ngặt.
Do bị săn bắt và buôn bán trái phép nên số lượng rắn hổ mang chúa trong tự nhiên giảm mạnh trong thời gian qua. Để bảo vệ loài rắn này khỏi nguy cơ tuyệt chủng, pháp luật hiện hành nghiêm cấm các hành vi săn bắt, buôn bán vận chuyển trái phép rắn hổ mang chúa. Những cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị khởi tố theo quy định.
Rắn hổ mang chúa còn được gọi hổ mang vua. Đây là loài rắn độc thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng rậm trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Loài rắn hổ mang chúa đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010.
Rắn hổ mang Trung Quốc (tên khoa học là Naja Atra Cantor) thuộc họ rắn hổ Elapidae. Đây là loài động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Nhóm IIB, hạng VU trong danh lục đỏ IUCN.
Là loài rắn có nọc độc cao, rắn hổ mang Trung Quốc thích săn mồi vào buổi tối khi thời tiết nóng. Thức ăn yêu thích gồm: cá, ếch, cóc, thằn lằn, rắn, chim, trứng chim và động vật gặm nhấm.
Khỉ mặt đỏ (tên khoa học là Macaca arctoides) là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm II B, có tên trong Sách đỏ Việt Nam và được thống kê trong Sách đỏ của IUCN 1997. Các cá thể khỉ mặt đỏ có màu lông sẫm pha đỏ, nâu hoặc đen. Các chương trình với mục đích nghiên cứu khoa học, bảo tồn và khai thác thương mại loài khỉ quý hiếm này yêu cầu phải có giấy phép.
Khỉ vàng (tên khoa học là Macaca mulatta) thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp. Loài khỉ này hoạt động kiếm ăn vào ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại quả, hạt, lá cây...
Mời độc giả xem video: Tạm giữ đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm. Nguồn: THĐT1.