Trong số 10.000 bức ảnh của 2.300 nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới, ban giám khảo đã chọn ra bức ảnh chiến thắng chung cuộc và các hạng mục riêng. Bức ảnh chụp con voi đang hoảng sợ sau khi bị tàu chở hàng đâm phải ở công viên Lopé, Gabon, đoạt giải thưởng lớn Grand Prize khi khắc họa rõ nét xung đột giữa con người và động vật hoang dã. Ảnh: Jasper Doest.Giải thưởng hướng đến thúc đẩy nhận thức về môi trường và bảo vệ thiên nhiên thông qua những bức ảnh có sức tác động mạnh mẽ. Bức ảnh đoạt hạng nhất mục Polar Wonders (Tạm dịch: “Phép màu vùng cực”) ghi lại hình một con sứa Hydromedusa nhỏ bé, với phần thân có đường kính chưa đầy một cm. Ảnh: Franco Banfi.Bức ảnh chụp con cáo Bắc Cực ở Svalbard, Na Uy nhận được nhiều lời khen. Để tìm thức ăn, con cáo phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt của vùng cực. Tuy nhiên, kích cỡ nhỏ bé và bộ lông dày có khả năng giữ nhiệt như lông gấu giúp nó chống chọi tốt. Ảnh: KnutM Selmer.Nhiếp ảnh gia Giacomo d'Orlando đã ghi lại hình ảnh một người đàn ông và một cậu bé trong căn phòng ngập nước ở Java, Indonesia. Đây là một phần trong dự án dài hạn của Giacomo nhằm ghi lại mực nước biển dâng và cách con người thích ứng để sinh tồn trong những tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh: Giacomo d'Orlando.Một đội chó kéo xe chạy qua những vũng nước đọng trên mặt biển băng đang tan tại Iqaluit, Nunavut, Canada vào tháng 6/2022. Thông thường, nước ở đây đóng băng từ tháng 12 đến tháng 6. Nhưng khi nhiệt độ tăng, tuyết trên bề mặt băng tan ra, để lộ lớp băng màu xanh phía dưới. Ảnh: Dustin Patar.Hình ảnh con cá heo vây ngắn mẹ giữ xác con ở Tenerife, Tây Ban Nha, khiến nhiếp ảnh gia Franco Banfi cảm thấy buồn bã khi chứng kiến nỗi đau của nó. Anh cho biết điều cảm động là các thành viên trong đàn vây quanh và an ủi nó. Ảnh: Franco Banfi.Một bức ảnh chụp tại ngôi làng ở Maharashtra, Ấn Độ, ghi lại cảnh người dân tụ tập quanh thùng chứa 20.000 lít để lấy nước. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, và biến đổi khí hậu khiến tình trạng hạn hán trở nên trầm trọng hơn. Ảnh: Pratick Chorge.Đàn chim Grandala bay lên khi một cơn bão tuyết ập xuống Himalaya. Bức ảnh này đoạt giải nhất hạng mục Into the Forest (Tạm dịch: “Vào rừng”). Ảnh: Kallol Mukherjee.Một con báo ở Brazil đang giữ chặt con cá sấu trong miệng. Báo đốm ngày càng hiếm do nạn phá rừng và săn bắt, nhưng ở phía bắc đồng bằng Pantanal, chúng vẫn được tìm thấy trong môi trường sống tự nhiên. Ảnh: Clement Fontaine.Những con voi được gây mê và nhấc lên xe tải bằng cẩu, trước khi chuyển từ Công viên quốc gia Liwonde đến Công viên quốc gia Kasungu ở Malawi. Bức ảnh này giành chiến thắng ở hạng mục Change makers: reasons for hope (Tạm dịch: “Những người tạo thay đổi: lý do để hy vọng”), nhấn mạnh sáng kiến bảo tồn được thiết kế để duy trì môi trường khỏe mạnh cho các công viên và đảm bảo quần thể voi ổn định, bền vững. Ảnh: Marcus Westberg.Bức ảnh đoạt hạng nhất mục Ocean Worlds (Tạm dịch: “Thế giới đại dương”) chụp những con sư tử biển California ở Công viên quốc gia Espiritu Santo, Mexico. Tại đây, chúng là loài được bảo vệ và khu vực không đánh cá đem lại môi trường an toàn cho chúng. Ảnh: Simon Biddie.
Trong số 10.000 bức ảnh của 2.300 nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới, ban giám khảo đã chọn ra bức ảnh chiến thắng chung cuộc và các hạng mục riêng. Bức ảnh chụp con voi đang hoảng sợ sau khi bị tàu chở hàng đâm phải ở công viên Lopé, Gabon, đoạt giải thưởng lớn Grand Prize khi khắc họa rõ nét xung đột giữa con người và động vật hoang dã. Ảnh: Jasper Doest.
Giải thưởng hướng đến thúc đẩy nhận thức về môi trường và bảo vệ thiên nhiên thông qua những bức ảnh có sức tác động mạnh mẽ. Bức ảnh đoạt hạng nhất mục Polar Wonders (Tạm dịch: “Phép màu vùng cực”) ghi lại hình một con sứa Hydromedusa nhỏ bé, với phần thân có đường kính chưa đầy một cm. Ảnh: Franco Banfi.
Bức ảnh chụp con cáo Bắc Cực ở Svalbard, Na Uy nhận được nhiều lời khen. Để tìm thức ăn, con cáo phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt của vùng cực. Tuy nhiên, kích cỡ nhỏ bé và bộ lông dày có khả năng giữ nhiệt như lông gấu giúp nó chống chọi tốt. Ảnh: KnutM Selmer.
Nhiếp ảnh gia Giacomo d'Orlando đã ghi lại hình ảnh một người đàn ông và một cậu bé trong căn phòng ngập nước ở Java, Indonesia. Đây là một phần trong dự án dài hạn của Giacomo nhằm ghi lại mực nước biển dâng và cách con người thích ứng để sinh tồn trong những tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh: Giacomo d'Orlando.
Một đội chó kéo xe chạy qua những vũng nước đọng trên mặt biển băng đang tan tại Iqaluit, Nunavut, Canada vào tháng 6/2022. Thông thường, nước ở đây đóng băng từ tháng 12 đến tháng 6. Nhưng khi nhiệt độ tăng, tuyết trên bề mặt băng tan ra, để lộ lớp băng màu xanh phía dưới. Ảnh: Dustin Patar.
Hình ảnh con cá heo vây ngắn mẹ giữ xác con ở Tenerife, Tây Ban Nha, khiến nhiếp ảnh gia Franco Banfi cảm thấy buồn bã khi chứng kiến nỗi đau của nó. Anh cho biết điều cảm động là các thành viên trong đàn vây quanh và an ủi nó. Ảnh: Franco Banfi.
Một bức ảnh chụp tại ngôi làng ở Maharashtra, Ấn Độ, ghi lại cảnh người dân tụ tập quanh thùng chứa 20.000 lít để lấy nước. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, và biến đổi khí hậu khiến tình trạng hạn hán trở nên trầm trọng hơn. Ảnh: Pratick Chorge.
Đàn chim Grandala bay lên khi một cơn bão tuyết ập xuống Himalaya. Bức ảnh này đoạt giải nhất hạng mục Into the Forest (Tạm dịch: “Vào rừng”). Ảnh: Kallol Mukherjee.
Một con báo ở Brazil đang giữ chặt con cá sấu trong miệng. Báo đốm ngày càng hiếm do nạn phá rừng và săn bắt, nhưng ở phía bắc đồng bằng Pantanal, chúng vẫn được tìm thấy trong môi trường sống tự nhiên. Ảnh: Clement Fontaine.
Những con voi được gây mê và nhấc lên xe tải bằng cẩu, trước khi chuyển từ Công viên quốc gia Liwonde đến Công viên quốc gia Kasungu ở Malawi. Bức ảnh này giành chiến thắng ở hạng mục Change makers: reasons for hope (Tạm dịch: “Những người tạo thay đổi: lý do để hy vọng”), nhấn mạnh sáng kiến bảo tồn được thiết kế để duy trì môi trường khỏe mạnh cho các công viên và đảm bảo quần thể voi ổn định, bền vững. Ảnh: Marcus Westberg.
Bức ảnh đoạt hạng nhất mục Ocean Worlds (Tạm dịch: “Thế giới đại dương”) chụp những con sư tử biển California ở Công viên quốc gia Espiritu Santo, Mexico. Tại đây, chúng là loài được bảo vệ và khu vực không đánh cá đem lại môi trường an toàn cho chúng. Ảnh: Simon Biddie.