Theo các nhà nghiên cứu, ngày 19/2, trăng tròn sẽ đạt cực đại lúc 22h53 (giờ Việt Nam), trùng với khoảng thời gian nó tiến tới vị trí cực cận - điểm gần Trái đất trên quỹ đạo. Vì vậy quan sát từ Trái đất, người xem sẽ thấy Mặt trăng to hơn bình thường, nên gọi là siêu Trăng.
Đêm mai cũng sẽ là đêm rằm tháng giêng sáng nhất trong vài năm trở lại đây.
|
Siêu Mặt trăng sẽ xuất hiện ở Việt Nam. Ảnh: Người lao động/MIRROR |
Vào
thời điểm xảy ra siêu Trăng, lực thủy triều tác động bởi siêu Trăng tại điểm cận địa lên các đại dương sẽ mạnh hơn một chút so với dịp trăng tròn hay trăng mới bình thường, nhưng vì trọng lực tương đối yếu, cho nên chỉ khiến thủy triều dâng thêm từ 2 đến 5 cm.
Siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng về điểm cận địa hoặc trong khoảng 90% điểm cận địa với Trái đất. Khi đó Mặt trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt trời về phía Trái đất. Quan sát từ Trái đất, Mặt trăng to hơn và sáng hơn những lần trăng tròn khác.
Mời quý vị xem video: Hình ảnh ấn tượng về siêu trăng
Được biết, năm 2019 có ba lần diễn ra hiện tượng siêu Trăng, vào ngày 21/1, 19/2 và 21/3. Đặc biệt, lần siêu trăng này sẽ xảy ra vào đúng rằm tháng Giêng tại Việt Nam, được cho là lần dài nhất và rõ nhất trong năm.
Nếu trời không mưa và quang mây, nơi nào ở Việt Nam cũng có thể xem được hiện tượng siêu Trăng thú vị này.
Rất khó để phân biệt Siêu Mặt trăng và Trăng tròn thông thường do siêu Trăng chỉ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng tròn thông thường. Thời điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ bí này là khi Mặt trăng mọc thấp, gần đường chân trời.