Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (CRRC) vừa công nghệ tàu đệm từ (maglev) có thể đạt tốc độ 600 km/h tại Thanh Đảo, Trung Quốc. Đây được xem là tàu có tốc độ nhanh nhất thế giới.Hệ thống đệm từ trường maglev (magnetic levitation) giúp con tàu đạt tốc độ nhanh hơn và chạy êm hơn so với các loại tàu sử dụng bánh xe. Mức độ gây ô nhiễm tiếng ồn của con tàu ở mức thấp và cũng ít phải bảo dưỡng hơn so với các loại tàu cao tốc khác.Phiên bản mẫu của con tàu này được ra mắt vào năm 2019. Cùng năm Trung Quốc công bố các kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng “vòng tròn vận tải 3 giờ” giữa ba đô thị lớn của nước này.Hiện tại, tốc độ trung bình của các tàu cao tốc tại Trung Quốc là khoảng 350 km/h, trong khi đó tốc độ của máy bay là 800-900 km/h. Việc triển khai tàu cao tốc 600km/h có thể thu hẹp được khoảng cách về tốc độ giữa 2 loại phương tiện kể trên.Vậy công nghệ tàu đệm từ trường maglev có gì đặc biệt mà sở hữu tốc độ vượt trội như vậy? Trên thực tế, tàu đệm từ là một phương tiện chuyên chở được nâng lên, dẫn lái và đẩy bởi lực từ hoặc lực điện từ.Lợi dụng lực điện từ, tàu đệm từ được “nâng” lên khỏi đường ray, tức thân tàu và đường ray sẽ không chạm vào nhau. Bởi vì không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa đường ray và tàu nên chỉ có sự ma sát giữa con tàu và không khí.Do đó, tàu đệm từ có khả năng di chuyển với vận tốc rất cao, tiêu tốn ít năng lượng và cũng gây ra rất ít tiếng ồn. Công nghệ maglev được áp dụng theo hai cách khác nhau là Electromagnetic Suspension (EMS) và Electrodynamic Suspension (EDS).Tàu điện áp dụng công nghệ Electromagnetic Suspension (EMS) có thể “bay” lên trên đường sắt bằng thép cơ bản trong khi nam châm điện gắn liền với xe sẽ định hướng đường sắt từ bên dưới.Hệ thống EMS thường được sắp xếp trên hàng loạt các cánh tay hình chữ C, phần trên cánh tay gắn liền với thân tàu, còn gờ bên dưới thì được gắn nam châm bên trong. Đường sắt được đặt nằm giữa phần trên và dưới cánh tay hình chữ C.Lợi thế lớn nhất của hệ thống này là tàu có thể bay ở bất kỳ tốc độ nào, không bị giới hạn tốc độ tối thiểu để tàu có thể bay là 30km/h như hệ thống EDS.Điều này giúp loại bỏ sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống treo riêng biệt tốc độ thấp, chi phí xây dựng toàn tuyến cũng không quá cao. Hầu hết các nước áp dụng hệ thống EMS khi xây dựng tuyến maglev và Trung Quốc cũng không ngoại lệ.Con tàu mới có thể di chuyển từ Bắc Kinh tới Thượng Hải trong vòng 2,5 tiếng đồng hồ, nhanh gấp đôi so với thời gian di chuyển bằng tàu siêu tốc. Phát triển tàu đệm từ vốn được xem là một trong những mục tiêu chính của Trung Quốc, nhằm nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.Mời các bạn xem video: Lại thêm một phát minh tuyệt vời của người Nhật Bản. Nguồn: Yan News
Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (CRRC) vừa công nghệ tàu đệm từ (maglev) có thể đạt tốc độ 600 km/h tại Thanh Đảo, Trung Quốc. Đây được xem là tàu có tốc độ nhanh nhất thế giới.
Hệ thống đệm từ trường maglev (magnetic levitation) giúp con tàu đạt tốc độ nhanh hơn và chạy êm hơn so với các loại tàu sử dụng bánh xe. Mức độ gây ô nhiễm tiếng ồn của con tàu ở mức thấp và cũng ít phải bảo dưỡng hơn so với các loại tàu cao tốc khác.
Phiên bản mẫu của con tàu này được ra mắt vào năm 2019. Cùng năm Trung Quốc công bố các kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng “vòng tròn vận tải 3 giờ” giữa ba đô thị lớn của nước này.
Hiện tại, tốc độ trung bình của các tàu cao tốc tại Trung Quốc là khoảng 350 km/h, trong khi đó tốc độ của máy bay là 800-900 km/h. Việc triển khai tàu cao tốc 600km/h có thể thu hẹp được khoảng cách về tốc độ giữa 2 loại phương tiện kể trên.
Vậy công nghệ tàu đệm từ trường maglev có gì đặc biệt mà sở hữu tốc độ vượt trội như vậy? Trên thực tế, tàu đệm từ là một phương tiện chuyên chở được nâng lên, dẫn lái và đẩy bởi lực từ hoặc lực điện từ.
Lợi dụng lực điện từ, tàu đệm từ được “nâng” lên khỏi đường ray, tức thân tàu và đường ray sẽ không chạm vào nhau. Bởi vì không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa đường ray và tàu nên chỉ có sự ma sát giữa con tàu và không khí.
Do đó, tàu đệm từ có khả năng di chuyển với vận tốc rất cao, tiêu tốn ít năng lượng và cũng gây ra rất ít tiếng ồn. Công nghệ maglev được áp dụng theo hai cách khác nhau là Electromagnetic Suspension (EMS) và Electrodynamic Suspension (EDS).
Tàu điện áp dụng công nghệ Electromagnetic Suspension (EMS) có thể “bay” lên trên đường sắt bằng thép cơ bản trong khi nam châm điện gắn liền với xe sẽ định hướng đường sắt từ bên dưới.
Hệ thống EMS thường được sắp xếp trên hàng loạt các cánh tay hình chữ C, phần trên cánh tay gắn liền với thân tàu, còn gờ bên dưới thì được gắn nam châm bên trong. Đường sắt được đặt nằm giữa phần trên và dưới cánh tay hình chữ C.
Lợi thế lớn nhất của hệ thống này là tàu có thể bay ở bất kỳ tốc độ nào, không bị giới hạn tốc độ tối thiểu để tàu có thể bay là 30km/h như hệ thống EDS.
Điều này giúp loại bỏ sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống treo riêng biệt tốc độ thấp, chi phí xây dựng toàn tuyến cũng không quá cao. Hầu hết các nước áp dụng hệ thống EMS khi xây dựng tuyến maglev và Trung Quốc cũng không ngoại lệ.
Con tàu mới có thể di chuyển từ Bắc Kinh tới Thượng Hải trong vòng 2,5 tiếng đồng hồ, nhanh gấp đôi so với thời gian di chuyển bằng tàu siêu tốc. Phát triển tàu đệm từ vốn được xem là một trong những mục tiêu chính của Trung Quốc, nhằm nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông vận tải.