Cú đớp nhanh như chớp của rắn độc là cách hoàn hảo để tiêm nọc độc vào con mồi. Hỗ trợ và tiếp tay cho cuộc tấn công bạo lực này là nhờ có răng nanh cong dài đã tiến hóa để tiêm nọc độc cho bữa ăn tiếp theo của chúng. Chất độc này gây tổn thương, vô hiệu hóa hoặc thậm chí giết chết con mồi. Nhưng cái nào có trước: nọc độc hay răng nanh?Không giống như một số loài động vật có nanh khác, nanh rắn có khả năng thích nghi cao để hoạt động như một hệ thống phân phối chất độc.Ví dụ, nhiều động vật có răng nanh khác như chó sói hoặc mèo, chúng sử dụng răng nanh của chúng chỉ để đâm và xé thịt.Alessandro Palci, một nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Flinders ở Úc cho biết, nanh rắn có những rãnh lằn dọc theo hai bên, hoặc những lằn rỗng bên trong răng giúp chúng tiêm nọc độc vào con mồi.Palci và nhóm của ông đã công bố nghiên cứu gần đây của họ về nanh rắn trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. Nhóm nghiên cứu đã tiết lộ về cách thức phát triển của những chiếc răng chuyên cung cấp dẫn truyền nọc độc của loài rắn.Theo nhóm, những chiếc nanh có nọc độc đầu tiên phát triển dưới dạng rãnh ở chân răng rắn. Các đường rãnh này rất có thể phát triển đầu tiên để giữ cho răng bám chắc vào hàm, vì răng rắn thường có chân răng rất nông, các nhà nghiên cứu nhận thấy.Các rãnh răng này được gọi là plicidentine, giúp hàm có nhiều diện tích bề mặt hơn để bám vào, Palci nói.Theo nhóm của Palci, những chiếc răng nanh phát triển từ những rãnh lằn này trên hàm răng, kết quả có được qua việc phân tích hình ảnh vi mô 3D về răng nanh của 19 loài rắn và ba loài thằn lằn, cũng như các phiến thử nghiệm được làm mỏng từ một vài mẫu vật.Ở mỗi loài mà các nhà khoa học đã nghiên cứu bao gồm những loài có và không có nọc độc, và những loài có và không có răng nanh - họ đều tìm thấy những đường rãnh này, cho thấy chúng có khả năng phát triển ở loài rắn tổ tiên có nọc độc. Những con rắn độc đã chọn những đường rãnh lằn sẵn có này để đưa nọc độc vào con mồi.Palci cho biết: “Điều đặc biệt ở rắn có răng nanh là răng của chúng có những rãnh lằn lớn hơn và sâu hơn nhiều. Khi một trong những rãnh lằn này phát triển lớn hơn, nó sẽ tạo thành một rãnh dọc theo răng". Rãnh này dẫn chất lỏng độc hại từ các tuyến nọc độc gần đó vào con mồi trong khi rắn cắn.Palci cho biết: “Ở những loài rắn cao cấp hơn (ví dụ như rắn hổ mang), rãnh sâu đến mức mép lằn hội tụ gặp nhau, bịt kín rãnh và tạo thành một cấu trúc dạng ống rỗng giống như đường kim của một ống tiêm,” Palci nói. "Những đường rãnh này đã được chọn lọc qua hàng triệu năm tiến hóa để tạo ra những chiếc răng nanh tiêm nọc độc có ở hiện tại.Vậy cái nào đến trước? “Nọc độc, ở một số dạng nhẹ được cho là đã xuất hiện rất sớm trong tổ tiên chung của loài rắn và một số loài thằn lằn (một nhóm gọi là Toxicofera),” Palci nói."Do đó, răng nanh dẫn độc phát triển sau khi đã có nọc độc. Sự hiện diện của nọc độc có thể là tiền đề quan trọng cho sự tiến hóa của nanh dẫn độc".Ngoài rắn, có một số loài động vật khác có nanh nọc độc, một số ví dụ thú vị bao gồm: Một nhóm nhỏ các loài động vật có vú đào hang ở Caribe được gọi là solenodons trông giống như những con chuột chù béo lùn.Loài cá nhỏ bé có tên là fang blennies, chúng sử dụng những chiếc nanh của mình để tiêm một loại nọc độc không gây đau đớn làm giảm huyết áp của nạn nhân.Loài bò sát cổ đại đã tuyệt chủng được gọi là Uatchitodon chỉ được biết đến khi phát hiện ra răng nhanh đặc thù của chúng.
Cú đớp nhanh như chớp của rắn độc là cách hoàn hảo để tiêm nọc độc vào con mồi. Hỗ trợ và tiếp tay cho cuộc tấn công bạo lực này là nhờ có răng nanh cong dài đã tiến hóa để tiêm nọc độc cho bữa ăn tiếp theo của chúng. Chất độc này gây tổn thương, vô hiệu hóa hoặc thậm chí giết chết con mồi. Nhưng cái nào có trước: nọc độc hay răng nanh?
Không giống như một số loài động vật có nanh khác, nanh rắn có khả năng thích nghi cao để hoạt động như một hệ thống phân phối chất độc.
Ví dụ, nhiều động vật có răng nanh khác như chó sói hoặc mèo, chúng sử dụng răng nanh của chúng chỉ để đâm và xé thịt.
Alessandro Palci, một nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Flinders ở Úc cho biết, nanh rắn có những rãnh lằn dọc theo hai bên, hoặc những lằn rỗng bên trong răng giúp chúng tiêm nọc độc vào con mồi.
Palci và nhóm của ông đã công bố nghiên cứu gần đây của họ về nanh rắn trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. Nhóm nghiên cứu đã tiết lộ về cách thức phát triển của những chiếc răng chuyên cung cấp dẫn truyền nọc độc của loài rắn.
Theo nhóm, những chiếc nanh có nọc độc đầu tiên phát triển dưới dạng rãnh ở chân răng rắn. Các đường rãnh này rất có thể phát triển đầu tiên để giữ cho răng bám chắc vào hàm, vì răng rắn thường có chân răng rất nông, các nhà nghiên cứu nhận thấy.
Các rãnh răng này được gọi là plicidentine, giúp hàm có nhiều diện tích bề mặt hơn để bám vào, Palci nói.
Theo nhóm của Palci, những chiếc răng nanh phát triển từ những rãnh lằn này trên hàm răng, kết quả có được qua việc phân tích hình ảnh vi mô 3D về răng nanh của 19 loài rắn và ba loài thằn lằn, cũng như các phiến thử nghiệm được làm mỏng từ một vài mẫu vật.
Ở mỗi loài mà các nhà khoa học đã nghiên cứu bao gồm những loài có và không có nọc độc, và những loài có và không có răng nanh - họ đều tìm thấy những đường rãnh này, cho thấy chúng có khả năng phát triển ở loài rắn tổ tiên có nọc độc. Những con rắn độc đã chọn những đường rãnh lằn sẵn có này để đưa nọc độc vào con mồi.
Palci cho biết: “Điều đặc biệt ở rắn có răng nanh là răng của chúng có những rãnh lằn lớn hơn và sâu hơn nhiều. Khi một trong những rãnh lằn này phát triển lớn hơn, nó sẽ tạo thành một rãnh dọc theo răng". Rãnh này dẫn chất lỏng độc hại từ các tuyến nọc độc gần đó vào con mồi trong khi rắn cắn.
Palci cho biết: “Ở những loài rắn cao cấp hơn (ví dụ như rắn hổ mang), rãnh sâu đến mức mép lằn hội tụ gặp nhau, bịt kín rãnh và tạo thành một cấu trúc dạng ống rỗng giống như đường kim của một ống tiêm,” Palci nói. "Những đường rãnh này đã được chọn lọc qua hàng triệu năm tiến hóa để tạo ra những chiếc răng nanh tiêm nọc độc có ở hiện tại.
Vậy cái nào đến trước? “Nọc độc, ở một số dạng nhẹ được cho là đã xuất hiện rất sớm trong tổ tiên chung của loài rắn và một số loài thằn lằn (một nhóm gọi là Toxicofera),” Palci nói.
"Do đó, răng nanh dẫn độc phát triển sau khi đã có nọc độc. Sự hiện diện của nọc độc có thể là tiền đề quan trọng cho sự tiến hóa của nanh dẫn độc".
Ngoài rắn, có một số loài động vật khác có nanh nọc độc, một số ví dụ thú vị bao gồm: Một nhóm nhỏ các loài động vật có vú đào hang ở Caribe được gọi là solenodons trông giống như những con chuột chù béo lùn.
Loài cá nhỏ bé có tên là fang blennies, chúng sử dụng những chiếc nanh của mình để tiêm một loại nọc độc không gây đau đớn làm giảm huyết áp của nạn nhân.
Loài bò sát cổ đại đã tuyệt chủng được gọi là Uatchitodon chỉ được biết đến khi phát hiện ra răng nhanh đặc thù của chúng.