Năm 2017, đài thiên văn Trái Đất đã bắt được một tia X kỳ lạ mà đến nay mới được giải mã. Đó là một vụ sáp nhập giữa 2 "quái vật", bắn tung vàng, bạch kim và uranium đi khắp nơi.Theo nhà thiên văn học Aprajita Hajela từ Đại học Northwestern (Mỹ), đó là một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: một vụ sáp nhập sao neutron, gây ra một vụ nổ "kilonova".Vụ nổ "kilonova" sáng hơn 1.000 lần so với các vụ nổ "supernova" (siêu tân tinh) từng được quan sát. Chúng mạnh tới mức giải phóng sóng xung kích làm chấn động không - thời gian, gửi tia X tới Trái đất sau 3,5 năm, tức vào ngày 17/8/2017.Vụ nổ này được đặt tên là GW170817, nó đã giải phóng ra môi trường vũ trụ vô số kim loại nặng như vàng, bạch kim và uranium.Trước đó, có các nghiên cứu cho thấy chính các vụ nổ siêu tân tinh hoặc các vụ nổ đồng dạng do tương tác giữa các vật thể siêu mạnh trong vũ trụ đã tạo ra vàng, bạch kim và uranium cho Trái Đất cũng như các hành tinh khác.Sao neutron là dạng vật thể siêu mạnh, được cho là hình thành sau 2 lần một ngôi sao khổng lồ chết đi. Nó mang siêu năng lượng nên khi 2 sao neutron sáp nhập, đó sẽ là một sự kiện vô cùng kinh khủng.Vụ nổ lớn đến nỗi tín hiệu của nó được ghi nhận trong nhiều năm. Chín ngày kể từ khi phát hiện, ánh sáng mà Trái Đất nhận được lên tới đỉnh điểm, thắp sáng toàn quang phổ.Cho đến năm 2020, tuy tín hiệu mờ dần trên hầu hết quang phổ, nó vẫn duy trì ở bước sóng tia X quan sát được và cho tới nay vẫn chưa hoàn toàn biến mất.Chắc hẳn bất cứ ai trong số chúng ta đều từng nghe về khái niệm siêu tân tinh (supernova), một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa ở các sao có khối lượng lớn, mà một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của ngôi sao đó.Nhưng đây không phải là vụ nổ ấn tượng duy nhất trong vũ trụ. Còn có kilonova - chấn động xảy ra khi hai ngôi sao neutron hoặc một sao neutron và lỗ đen va chạm và hợp nhất.Vụ nổ hoành tráng này làm bùng phát một lượng cực lớn tia gamma và tạo ra các nguyên tố nặng, cũng như bức xạ điện từ mạnh do quá trình phân rã phóng xạ.Kilonova không phải là khái niệm mới, nhưng vẫn còn rất nhiều điều mà con người vẫn chưa biết về hiện tượng này. Các nhà khoa học mới đây đã tiến hành phân tích toàn diện về một vụ nổ Kilonova sáng nhất từng được quan sát với hi vọng có thể thu thập thêm những kiến thức mới quan trọng.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Năm 2017, đài thiên văn Trái Đất đã bắt được một tia X kỳ lạ mà đến nay mới được giải mã. Đó là một vụ sáp nhập giữa 2 "quái vật", bắn tung vàng, bạch kim và uranium đi khắp nơi.
Theo nhà thiên văn học Aprajita Hajela từ Đại học Northwestern (Mỹ), đó là một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: một vụ sáp nhập sao neutron, gây ra một vụ nổ "kilonova".
Vụ nổ "kilonova" sáng hơn 1.000 lần so với các vụ nổ "supernova" (siêu tân tinh) từng được quan sát. Chúng mạnh tới mức giải phóng sóng xung kích làm chấn động không - thời gian, gửi tia X tới Trái đất sau 3,5 năm, tức vào ngày 17/8/2017.
Vụ nổ này được đặt tên là GW170817, nó đã giải phóng ra môi trường vũ trụ vô số kim loại nặng như vàng, bạch kim và uranium.
Trước đó, có các nghiên cứu cho thấy chính các vụ nổ siêu tân tinh hoặc các vụ nổ đồng dạng do tương tác giữa các vật thể siêu mạnh trong vũ trụ đã tạo ra vàng, bạch kim và uranium cho Trái Đất cũng như các hành tinh khác.
Sao neutron là dạng vật thể siêu mạnh, được cho là hình thành sau 2 lần một ngôi sao khổng lồ chết đi. Nó mang siêu năng lượng nên khi 2 sao neutron sáp nhập, đó sẽ là một sự kiện vô cùng kinh khủng.
Vụ nổ lớn đến nỗi tín hiệu của nó được ghi nhận trong nhiều năm. Chín ngày kể từ khi phát hiện, ánh sáng mà Trái Đất nhận được lên tới đỉnh điểm, thắp sáng toàn quang phổ.
Cho đến năm 2020, tuy tín hiệu mờ dần trên hầu hết quang phổ, nó vẫn duy trì ở bước sóng tia X quan sát được và cho tới nay vẫn chưa hoàn toàn biến mất.
Chắc hẳn bất cứ ai trong số chúng ta đều từng nghe về khái niệm siêu tân tinh (supernova), một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa ở các sao có khối lượng lớn, mà một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của ngôi sao đó.
Nhưng đây không phải là vụ nổ ấn tượng duy nhất trong vũ trụ. Còn có kilonova - chấn động xảy ra khi hai ngôi sao neutron hoặc một sao neutron và lỗ đen va chạm và hợp nhất.
Vụ nổ hoành tráng này làm bùng phát một lượng cực lớn tia gamma và tạo ra các nguyên tố nặng, cũng như bức xạ điện từ mạnh do quá trình phân rã phóng xạ.
Kilonova không phải là khái niệm mới, nhưng vẫn còn rất nhiều điều mà con người vẫn chưa biết về hiện tượng này. Các nhà khoa học mới đây đã tiến hành phân tích toàn diện về một vụ nổ Kilonova sáng nhất từng được quan sát với hi vọng có thể thu thập thêm những kiến thức mới quan trọng.