Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, con người đã tạo ra hơn 9.600 tấn rác trôi nổi trong vũ trụ. Số lượng rác thải khổng lồ này đến từ bộ phận của vệ tinh cũ hay thân tên lửa.Một thống kê cho thấy kể từ năm 1957 đến nay, các nước trên thế giới đã phóng khoảng 12.170 vệ tinh. Trong số này, 7.630 vệ tinh vẫn còn trên quỹ đạo ngày nay. Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 4.700 vệ tinh đang hoạt động.Những số liệu này cho thấy gần 3.000 vệ tinh không còn hoạt động vẫn đang bay quanh Trái đất cùng với những mảnh vỡ lớn và nguy hiểm như thân tên lửa ở tầng trên.Xuất phát từ tình hình này, các chuyên gia cảnh báo giống như cuộc khủng hoảng khí hậu mà Trái đất phải đối mặt, không gian cũng đang chịu tác động từ những hoạt động của con người."Sự tích tụ nhựa trong đại dương giống với số rác trong quỹ đạo xung quanh Trái Đất", giáo sư Hugh Lewis nhận định.Vào tháng 1/2021, NASA công bố báo cáo cho thấy có ít nhất 26.000 mảnh rác thải vũ trụ quay quanh Trái Đất có kích thước bằng một quả bóng mềm - đủ lớn để phá hủy một vệ tinh.Hơn 500.000 mảnh vỡ có kích thước lớn bằng đá cẩm thạch - có khả năng làm hỏng tàu vũ trụ. Thêm nữa, hơn 100 triệu mảnh vỡ bé có thể làm thủng bộ đồ bảo hộ trong không gian.Khi va vào nhau, những mảnh vụn trên sẽ càng nhỏ hơn và tiếp tục gây ra những mối đe dọa đối với Trái đất. Trong số này có việc các mảnh vụn có thể rơi xuống và bốc cháy khi quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất.Chuyên gia Tim Flohrer tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho hay hiện nay con người chưa cảm nhận được tác động của rác thải vũ trụ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, xã hội sẽ ngày càng phụ thuộc vào không gian để phục vụ cho rất nhiều dịch vụ trên mặt đất như viễn thông, dự báo thời tiết hay GPS.Chính vì vậy, giáo sư Lewis cho hay dù ở Trái Đất hay trong không gian, môi trường đều cần bảo vệ. Do đó, ông kêu gọi chính phủ các nước nên chung tay nỗ lực để cải thiện tính bền vững của không gian, bảo vệ cuộc sống của nhân loại trên hành tinh xanh.Mời độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV TSTC.
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, con người đã tạo ra hơn 9.600 tấn rác trôi nổi trong vũ trụ. Số lượng rác thải khổng lồ này đến từ bộ phận của vệ tinh cũ hay thân tên lửa.
Một thống kê cho thấy kể từ năm 1957 đến nay, các nước trên thế giới đã phóng khoảng 12.170 vệ tinh. Trong số này, 7.630 vệ tinh vẫn còn trên quỹ đạo ngày nay. Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 4.700 vệ tinh đang hoạt động.
Những số liệu này cho thấy gần 3.000 vệ tinh không còn hoạt động vẫn đang bay quanh Trái đất cùng với những mảnh vỡ lớn và nguy hiểm như thân tên lửa ở tầng trên.
Xuất phát từ tình hình này, các chuyên gia cảnh báo giống như cuộc khủng hoảng khí hậu mà Trái đất phải đối mặt, không gian cũng đang chịu tác động từ những hoạt động của con người.
"Sự tích tụ nhựa trong đại dương giống với số rác trong quỹ đạo xung quanh Trái Đất", giáo sư Hugh Lewis nhận định.
Vào tháng 1/2021, NASA công bố báo cáo cho thấy có ít nhất 26.000 mảnh rác thải vũ trụ quay quanh Trái Đất có kích thước bằng một quả bóng mềm - đủ lớn để phá hủy một vệ tinh.
Hơn 500.000 mảnh vỡ có kích thước lớn bằng đá cẩm thạch - có khả năng làm hỏng tàu vũ trụ. Thêm nữa, hơn 100 triệu mảnh vỡ bé có thể làm thủng bộ đồ bảo hộ trong không gian.
Khi va vào nhau, những mảnh vụn trên sẽ càng nhỏ hơn và tiếp tục gây ra những mối đe dọa đối với Trái đất. Trong số này có việc các mảnh vụn có thể rơi xuống và bốc cháy khi quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất.
Chuyên gia Tim Flohrer tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho hay hiện nay con người chưa cảm nhận được tác động của rác thải vũ trụ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, xã hội sẽ ngày càng phụ thuộc vào không gian để phục vụ cho rất nhiều dịch vụ trên mặt đất như viễn thông, dự báo thời tiết hay GPS.
Chính vì vậy, giáo sư Lewis cho hay dù ở Trái Đất hay trong không gian, môi trường đều cần bảo vệ. Do đó, ông kêu gọi chính phủ các nước nên chung tay nỗ lực để cải thiện tính bền vững của không gian, bảo vệ cuộc sống của nhân loại trên hành tinh xanh.
Mời độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV TSTC.