Cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) cao 1,1-1,2 mét, quần tụ thành đàn trên băng ở Nam Cực. Con trống của loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới này ấp trứng trong suốt mùa đông địa cực rét buốt.Cánh cụt vua (Aptenodytes patagonicus) cao 90-100 cm, sinh sống ở vùng cận Nam Cực. Giống cánh cụt hoàng đế, chúng có các vệt vàng cam ở ức và cổ, quả trứng duy nhất được ấp trên bàn chân.Cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor) cao 35-40 cm, phân bố dọc các bờ biển Nam Australia và New Zealand. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới này làm tổ trong hang.Cánh cụt mào New Zealand (Eudyptes pachyrhynchus) cao 55-60 cm, làm tổ trong các khu rừng ven biển mát mẻ ở Nam Zew Zealand. Chúng có lông mào giống tóc và cái mỏ đỏ điển hình của các loài cánh cụt thuộc chi Eudyptes.Cánh cụt mào vàng (Eudyptes chrysolophus) cao 70 cm, cư trú trên các hòn đảo Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Đây là loài cánh cụt mào duy nhất sinh sản ở báo đảo Nam Cực.Cánh cụt đá (Eudyptes chrysocome) cao 45-58 cm, là loài nhỏ nhất trong ba loài cánh cụt mào cận Nam Cực. Chúng có tập tính leo trèo trên đá.Cánh cụt quai mũ (Pygoscelis antarcticus) cao 67-72 cm, sinh sản trên các bờ biển châu Nam Cực và các đảo Nam Đại Tây Dương. Chúng được nhận diện nhờ sóc đen mảnh vắt ngang qua mặt.Cánh cụt mày trắng (Pygoscelis papua) cao 71-80 cm, sinh sống ở bán đảo Nam Cực và các đảo Nam Đại Tây Dương. Chúng làm tổ sơ sài từ đám cành cây nhỏ, đá và lông.Cánh cụt Adelie (Pygoscelis adeliae) cao 46-75 cm, sinh sống ở châu Nam Cực và các đảo lân cận. Chúng có đuôi dạng chổi và kiểu lông đen - trắng đặc trưng của ba loài cánh cụt thuộc chi Pygoscelis.Cánh cụt mắt vàng (Megadyptes antipodes) cao 75 cm, phân bố ở New Zealand. Loài cánh cụt hiếm này làm tổ trong bụi cây, không sống thành tập đoàn đông đúc như các loài cánh cụt khác. Chúng là họ hàng gần của các loài cánh cụt mào.Cánh cụt Galapagos (Spheniscus mendiculus) cao 48-51 cm, sống ở quần đảo Galapagos. Đây là loài cánh cụt duy nhất sinh sản ở vùng biển nhiệt đới (được làm mát nhờ dòng biển Humboldt). Chúng làm tổ trong các khe đá.Cánh cụt Humboldt (Spheniscus humboldti) cao 65-70 cm, phân bố dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ. Chúng thuộc nhóm chim cánh cụt đào hang làm tổ, có dải lông đen đậm nét chạy từ sườn hông tới đùi.Cánh cụt Magellan (Spheniscus magellanicus) cao 61-76 cm, sống thành đàn quanh mũi đất cực Nam châu Mỹ và quần đảo Falkland. Chúng là họ hàng gần của chim cánh cụt Humboldt.Cánh cụt chân đen hay cánh cụt châu Phi (Spheniscus demersus) sinh sống ở vùng bờ biển Tây Nam châu Phi. Loài cánh cụt duy nhất sinh sản ở châu Phi này có tiếng kêu giống như con lừa.Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) cao 1,1-1,2 mét, quần tụ thành đàn trên băng ở Nam Cực. Con trống của loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới này ấp trứng trong suốt mùa đông địa cực rét buốt.
Cánh cụt vua (Aptenodytes patagonicus) cao 90-100 cm, sinh sống ở vùng cận Nam Cực. Giống cánh cụt hoàng đế, chúng có các vệt vàng cam ở ức và cổ, quả trứng duy nhất được ấp trên bàn chân.
Cánh cụt nhỏ (Eudyptula minor) cao 35-40 cm, phân bố dọc các bờ biển Nam Australia và New Zealand. Loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới này làm tổ trong hang.
Cánh cụt mào New Zealand (Eudyptes pachyrhynchus) cao 55-60 cm, làm tổ trong các khu rừng ven biển mát mẻ ở Nam Zew Zealand. Chúng có lông mào giống tóc và cái mỏ đỏ điển hình của các loài cánh cụt thuộc chi Eudyptes.
Cánh cụt mào vàng (Eudyptes chrysolophus) cao 70 cm, cư trú trên các hòn đảo Nam Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Đây là loài cánh cụt mào duy nhất sinh sản ở báo đảo Nam Cực.
Cánh cụt đá (Eudyptes chrysocome) cao 45-58 cm, là loài nhỏ nhất trong ba loài cánh cụt mào cận Nam Cực. Chúng có tập tính leo trèo trên đá.
Cánh cụt quai mũ (Pygoscelis antarcticus) cao 67-72 cm, sinh sản trên các bờ biển châu Nam Cực và các đảo Nam Đại Tây Dương. Chúng được nhận diện nhờ sóc đen mảnh vắt ngang qua mặt.
Cánh cụt mày trắng (Pygoscelis papua) cao 71-80 cm, sinh sống ở bán đảo Nam Cực và các đảo Nam Đại Tây Dương. Chúng làm tổ sơ sài từ đám cành cây nhỏ, đá và lông.
Cánh cụt Adelie (Pygoscelis adeliae) cao 46-75 cm, sinh sống ở châu Nam Cực và các đảo lân cận. Chúng có đuôi dạng chổi và kiểu lông đen - trắng đặc trưng của ba loài cánh cụt thuộc chi Pygoscelis.
Cánh cụt mắt vàng (Megadyptes antipodes) cao 75 cm, phân bố ở New Zealand. Loài cánh cụt hiếm này làm tổ trong bụi cây, không sống thành tập đoàn đông đúc như các loài cánh cụt khác. Chúng là họ hàng gần của các loài cánh cụt mào.
Cánh cụt Galapagos (Spheniscus mendiculus) cao 48-51 cm, sống ở quần đảo Galapagos. Đây là loài cánh cụt duy nhất sinh sản ở vùng biển nhiệt đới (được làm mát nhờ dòng biển Humboldt). Chúng làm tổ trong các khe đá.
Cánh cụt Humboldt (Spheniscus humboldti) cao 65-70 cm, phân bố dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ. Chúng thuộc nhóm chim cánh cụt đào hang làm tổ, có dải lông đen đậm nét chạy từ sườn hông tới đùi.
Cánh cụt Magellan (Spheniscus magellanicus) cao 61-76 cm, sống thành đàn quanh mũi đất cực Nam châu Mỹ và quần đảo Falkland. Chúng là họ hàng gần của chim cánh cụt Humboldt.
Cánh cụt chân đen hay cánh cụt châu Phi (Spheniscus demersus) sinh sống ở vùng bờ biển Tây Nam châu Phi. Loài cánh cụt duy nhất sinh sản ở châu Phi này có tiếng kêu giống như con lừa.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.