Động cơ hơi nước cổ của Heron xứ Alexandria đã bị lãng quên và chưa từng được ứng dụng đúng cách cho tới tận năm 1577, khi động cơ hơi nước được tái phát minh bởi nhà triết học, thiên văn học và kỹ sư Taqi al-Din.Hơi nước từ bình chứa nước được đun sôi phía dưới sẽ đi lên theo hai ống trục để tiến vào quả cầu và thoát ra ngoài qua hai ống phun đặt đối diện. Lực phun hơi sẽ tạo ra momen giúp quả cầu quay xung quanh trục của nó.Thấu kính Nimrud của người Assyria được khai quật vào năm 1850 tại cung điện người Assyria ở Nimrud (thuộc Iraq hiện đại). Theo phỏng đoán, Nimrud đã được các nhà khoa học đế chế Assyria cổ đại phát minh như một thấu kính tự nhiên, có khả năng “tập hợp” ánh sáng Mặt trời và tạo ra lửa.Năm 2004, sau hàng loạt cuộc khai quật trên cánh đồng Warren tại lâu đài Crathes ở Aberdeenshire (Scotland), người ta đã phát hiện được 12 cái hố, dường như dùng để mô phỏng các giai đoạn (pha) của Mặt trăng cũng như các tháng âm lịch. Chuỗi biểu tượng cổ xưa này do các thợ săn tạo nên cách đây khoảng 10.000 năm.Bê tông La Mã được phát minh hơn 2.000 năm có độ bền vượt trội bê tông thông thường, đồng thời ít gây hại cho môi trường. Vào giữa thế kỷ 20, kết cấu bê tông được thiết kế với tuổi thọ kỳ vọng lên đến 50 năm, vậy mà các bến cảng La Mã cổ đại đã tồn tại hơn 2.000 năm qua, hứng chịu đủ mọi tác động hóa học và cơ học từ môi trường biển.Các nghệ nhân và thợ thủ công từ 2.000 năm trước đã sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để dát mỏng kim loại lên tượng và các bề mặt khác (mạ tượng), và nó vượt trội hơn tiêu chuẩn được áp dụng hiện nay để chế tạo đĩa DVD, pin năng lượng mặt trời, thiết bị điện tử và các sản phẩm khác.Năm 132 SCN, nhà khoa học Trương Hành đã trình lên vua Hán chiếc máy phát hiện động đất đầu tiên trên thế giới. Tuy rằng cho đến nay không có bản thiết kế nào còn sót lại, nhưng từ hình dáng bên ngoài và cấu trúc bên trong mà suy đoán, thiết bị này dùng để phát hiện động đất từ xa. Dù vậy, cơ cấu hoạt động bên trong của nó vẫn cần được nghiên cứu thêm.Khi miệng rồng mở, quả cầu sẽ rơi xuống cái miệng đang há đớp của tượng con cóc đặt ngay bên dưới, tạo nên một tiếng động lớn cảnh báo động đất đã xảy ra.Tháng 3/2013, một nhóm các nhà khoa học tuyên bố đã tìm thấy một khối tinh thể canxit có tính chất giống với đá mặt trời huyền thoại, đóng vai trò một công cụ định hướng với độ chính xác đáng kinh ngạc. Theo các nhà nghiên cứu, loại đá này có đặc tính tạo ra một khúc xạ kép của ánh sáng mặt trời, ngay cả khi bị che khuất bởi mây hay sương mù.Các chuyên gia nhận định, pin Bát-đa là một cục pin "cổ đại", có khả năng tạo ra dòng điện khoảng 1 Volt và có lẽ đã từng được sử dụng để mạ vàng. Tuy nhiên, nếu như vậy thì tại sao phương pháp này lại bị bỏ quên trong một thời gian dài và cũng không hề có bất cứ bằng chứng nào về sự tồn tại của nó ở các vùng lân cận.Kính uốn dẻo được cho là một phát minh huyền thoại đã bị thất lạc có từ thời trị vì của Hoàng đế La Mã Tiberius Caesar. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa tìm thấy được bằng chứng cụ thể về loại kính này, nhưng có hai nguồn tư liệu chính chứng minh cho sự tồn tại của nó.Cốc Lycurgus là một chiếc chén thánh La Mã màu xanh lục có niên đại 1.600 năm tuổi, có khả năng thay đổi màu sắc tùy thuộc vào hướng ánh sáng chiếu vào.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV.
Động cơ hơi nước cổ của Heron xứ Alexandria đã bị lãng quên và chưa từng được ứng dụng đúng cách cho tới tận năm 1577, khi động cơ hơi nước được tái phát minh bởi nhà triết học, thiên văn học và kỹ sư Taqi al-Din.
Hơi nước từ bình chứa nước được đun sôi phía dưới sẽ đi lên theo hai ống trục để tiến vào quả cầu và thoát ra ngoài qua hai ống phun đặt đối diện. Lực phun hơi sẽ tạo ra momen giúp quả cầu quay xung quanh trục của nó.
Thấu kính Nimrud của người Assyria được khai quật vào năm 1850 tại cung điện người Assyria ở Nimrud (thuộc Iraq hiện đại). Theo phỏng đoán, Nimrud đã được các nhà khoa học đế chế Assyria cổ đại phát minh như một thấu kính tự nhiên, có khả năng “tập hợp” ánh sáng Mặt trời và tạo ra lửa.
Năm 2004, sau hàng loạt cuộc khai quật trên cánh đồng Warren tại lâu đài Crathes ở Aberdeenshire (Scotland), người ta đã phát hiện được 12 cái hố, dường như dùng để mô phỏng các giai đoạn (pha) của Mặt trăng cũng như các tháng âm lịch. Chuỗi biểu tượng cổ xưa này do các thợ săn tạo nên cách đây khoảng 10.000 năm.
Bê tông La Mã được phát minh hơn 2.000 năm có độ bền vượt trội bê tông thông thường, đồng thời ít gây hại cho môi trường. Vào giữa thế kỷ 20, kết cấu bê tông được thiết kế với tuổi thọ kỳ vọng lên đến 50 năm, vậy mà các bến cảng La Mã cổ đại đã tồn tại hơn 2.000 năm qua, hứng chịu đủ mọi tác động hóa học và cơ học từ môi trường biển.
Các nghệ nhân và thợ thủ công từ 2.000 năm trước đã sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để dát mỏng kim loại lên tượng và các bề mặt khác (mạ tượng), và nó vượt trội hơn tiêu chuẩn được áp dụng hiện nay để chế tạo đĩa DVD, pin năng lượng mặt trời, thiết bị điện tử và các sản phẩm khác.
Năm 132 SCN, nhà khoa học Trương Hành đã trình lên vua Hán chiếc máy phát hiện động đất đầu tiên trên thế giới. Tuy rằng cho đến nay không có bản thiết kế nào còn sót lại, nhưng từ hình dáng bên ngoài và cấu trúc bên trong mà suy đoán, thiết bị này dùng để phát hiện động đất từ xa. Dù vậy, cơ cấu hoạt động bên trong của nó vẫn cần được nghiên cứu thêm.
Khi miệng rồng mở, quả cầu sẽ rơi xuống cái miệng đang há đớp của tượng con cóc đặt ngay bên dưới, tạo nên một tiếng động lớn cảnh báo động đất đã xảy ra.
Tháng 3/2013, một nhóm các nhà khoa học tuyên bố đã tìm thấy một khối tinh thể canxit có tính chất giống với đá mặt trời huyền thoại, đóng vai trò một công cụ định hướng với độ chính xác đáng kinh ngạc. Theo các nhà nghiên cứu, loại đá này có đặc tính tạo ra một khúc xạ kép của ánh sáng mặt trời, ngay cả khi bị che khuất bởi mây hay sương mù.
Các chuyên gia nhận định, pin Bát-đa là một cục pin "cổ đại", có khả năng tạo ra dòng điện khoảng 1 Volt và có lẽ đã từng được sử dụng để mạ vàng. Tuy nhiên, nếu như vậy thì tại sao phương pháp này lại bị bỏ quên trong một thời gian dài và cũng không hề có bất cứ bằng chứng nào về sự tồn tại của nó ở các vùng lân cận.
Kính uốn dẻo được cho là một phát minh huyền thoại đã bị thất lạc có từ thời trị vì của Hoàng đế La Mã Tiberius Caesar. Mặc dù cho đến nay vẫn chưa tìm thấy được bằng chứng cụ thể về loại kính này, nhưng có hai nguồn tư liệu chính chứng minh cho sự tồn tại của nó.
Cốc Lycurgus là một chiếc chén thánh La Mã màu xanh lục có niên đại 1.600 năm tuổi, có khả năng thay đổi màu sắc tùy thuộc vào hướng ánh sáng chiếu vào.