Sa mạc Atacama khô cằn đến mức gần như không có sự sống, hệt như một ‘sao Hỏa thu nhỏ' nằm giữa Trái đất. Các nhà khoa học do NASA tài trợ đã dành bốn tuần ở Atacama nghiên cứu tình trạng khan hiếm sự sống ở nơi đây để tìm ra dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa. Sa mạc này đã trở thành nơi các robot hoàn thiện các kỹ năng phát hiện dạng sống, giúp ích trong việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa.Sa mạc Atacama có khí hậu khắc nghiệt đến vậy là do "rain shadow", một khu vực khô hạn ở phía bờ biển của dãy bờ biển Chile, kết hợp với dòng biển lạnh xung quanh ngăn chặn bất kỳ độ ẩm nào lọt qua. Một số trạm thời tiết trong khu vực chưa bao giờ nhận được mưa.Vào năm 2012, một nhóm các nhà khoa học Nga đã khoan để thăm dò hồ Vostok, vốn bị chôn vùi dưới hơn 3 km băng Nam Cực. Những người yêu khoa học trên toàn thế giới chú ý theo dõi với hy vọng rằng cuộc thám hiểm sẽ cung cấp manh mối về cách để tồn tại trên sao Hỏa băng giá, nơi có nhiệt độ trung bình khoảng -80 độ F (- 60 độ C).Thực tế, băng đã bao phủ vùng nước này từ khoảng 14-34 triệu năm trước, khiến hồ bị ngăn cách hoàn toàn với thế giới bên ngoài.Tại núi lửa Pico de Orizaba ở Mexico, một trong những ngọn núi cao nhất thế giới, các nhà khoa học đang nghiên cứu cách sự sống lần đầu tiên len lỏi trên những sườn núi lạnh giá này. Những gì họ tìm thấy có thể giúp biến sao Hỏa thành một hành tinh có thể sinh sống được.Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã thăm dò dọc sườn núi này để tìm kiếm manh mối về cách có thể bắt đầu sự sống trong một khí hậu khắc nghiệt như trên sao Hỏa. Những gì họ tìm thấy ở đây ở rìa cực hạn của sự sống có thể khuyến khích những thế hệ kế tiếp tìm hiểu thêm về cách sinh tồn trên sao Hỏa.Đảo Ellesmere là hòn đảo lớn thứ 10 trên Trái đất và là đảo lớn thứ ba của Canada. Ngôi làng lớn nhất của hòn đảo, Grise Fiord, là nơi sinh sống của 141 người. Tại vùng Bắc Cực đóng băng này, các nhà khoa học đã thử nghiệm một mũi khoan có thể khoan vào sao Hỏa để tìm kiếm nước.Các kỹ sư của NASA đã dành hai tuần để khoan một cái hố sâu 1,8 m được cung cấp năng lượng chỉ bằng một bóng đèn (khoảng 60 watt). Công cụ là một giàn khoan dầu lai máy khoan gia dụng di động, có thể mang vào không gian.Đảo Devon là đảo không có người ở lớn nhất thế giới với khí hậu lạnh và khô, giống như sao Hỏa. Tuy nhiên, đặc điểm tự nhiên thu hút nhất của nơi đây chính là một hố va chạm rộng 24 km có tên Haughton.Với diện mạo đặc biệt giống với những hố va chạm trên sao Hỏa, chiếc hố 23 triệu năm tuổi này là nơi hoàn hảo để chuẩn bị cho các sứ mệnh có người lái lên sao Hỏa. Thực tế, hố Haughton là nơi thử nghiệm các sứ mệnh của NASA từ năm 1997.Thung lũng khô McMurdo có độ ẩm cực thấp và không có băng tuyết bao phủ. Các vi khuẩn quang hợp chỉ được tìm thấy sống ở bên trong đá. Thung lũng khô McMurdo được xem là môi trường gần nhất với môi trường trên sao Hỏa.Năm 2009, các nhà khoa học với dự án IceBite của NASA đã thử nghiệm một loạt các cuộc diễn tập xuyên băng ở thung lũng khô McMurdo để xem cái nào sẽ hoạt động tốt nhất trong sứ mệnh tương lai tới cực bắc của sao Hỏa.
Sa mạc Atacama khô cằn đến mức gần như không có sự sống, hệt như một ‘sao Hỏa thu nhỏ' nằm giữa Trái đất. Các nhà khoa học do NASA tài trợ đã dành bốn tuần ở Atacama nghiên cứu tình trạng khan hiếm sự sống ở nơi đây để tìm ra dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa. Sa mạc này đã trở thành nơi các robot hoàn thiện các kỹ năng phát hiện dạng sống, giúp ích trong việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa.
Sa mạc Atacama có khí hậu khắc nghiệt đến vậy là do "rain shadow", một khu vực khô hạn ở phía bờ biển của dãy bờ biển Chile, kết hợp với dòng biển lạnh xung quanh ngăn chặn bất kỳ độ ẩm nào lọt qua. Một số trạm thời tiết trong khu vực chưa bao giờ nhận được mưa.
Vào năm 2012, một nhóm các nhà khoa học Nga đã khoan để thăm dò hồ Vostok, vốn bị chôn vùi dưới hơn 3 km băng Nam Cực. Những người yêu khoa học trên toàn thế giới chú ý theo dõi với hy vọng rằng cuộc thám hiểm sẽ cung cấp manh mối về cách để tồn tại trên sao Hỏa băng giá, nơi có nhiệt độ trung bình khoảng -80 độ F (- 60 độ C).
Thực tế, băng đã bao phủ vùng nước này từ khoảng 14-34 triệu năm trước, khiến hồ bị ngăn cách hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Tại núi lửa Pico de Orizaba ở Mexico, một trong những ngọn núi cao nhất thế giới, các nhà khoa học đang nghiên cứu cách sự sống lần đầu tiên len lỏi trên những sườn núi lạnh giá này. Những gì họ tìm thấy có thể giúp biến sao Hỏa thành một hành tinh có thể sinh sống được.
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã thăm dò dọc sườn núi này để tìm kiếm manh mối về cách có thể bắt đầu sự sống trong một khí hậu khắc nghiệt như trên sao Hỏa. Những gì họ tìm thấy ở đây ở rìa cực hạn của sự sống có thể khuyến khích những thế hệ kế tiếp tìm hiểu thêm về cách sinh tồn trên sao Hỏa.
Đảo Ellesmere là hòn đảo lớn thứ 10 trên Trái đất và là đảo lớn thứ ba của Canada. Ngôi làng lớn nhất của hòn đảo, Grise Fiord, là nơi sinh sống của 141 người. Tại vùng Bắc Cực đóng băng này, các nhà khoa học đã thử nghiệm một mũi khoan có thể khoan vào sao Hỏa để tìm kiếm nước.
Các kỹ sư của NASA đã dành hai tuần để khoan một cái hố sâu 1,8 m được cung cấp năng lượng chỉ bằng một bóng đèn (khoảng 60 watt). Công cụ là một giàn khoan dầu lai máy khoan gia dụng di động, có thể mang vào không gian.
Đảo Devon là đảo không có người ở lớn nhất thế giới với khí hậu lạnh và khô, giống như sao Hỏa. Tuy nhiên, đặc điểm tự nhiên thu hút nhất của nơi đây chính là một hố va chạm rộng 24 km có tên Haughton.
Với diện mạo đặc biệt giống với những hố va chạm trên sao Hỏa, chiếc hố 23 triệu năm tuổi này là nơi hoàn hảo để chuẩn bị cho các sứ mệnh có người lái lên sao Hỏa. Thực tế, hố Haughton là nơi thử nghiệm các sứ mệnh của NASA từ năm 1997.
Thung lũng khô McMurdo có độ ẩm cực thấp và không có băng tuyết bao phủ. Các vi khuẩn quang hợp chỉ được tìm thấy sống ở bên trong đá. Thung lũng khô McMurdo được xem là môi trường gần nhất với môi trường trên sao Hỏa.
Năm 2009, các nhà khoa học với dự án IceBite của NASA đã thử nghiệm một loạt các cuộc diễn tập xuyên băng ở thung lũng khô McMurdo để xem cái nào sẽ hoạt động tốt nhất trong sứ mệnh tương lai tới cực bắc của sao Hỏa.