1. Trăn gấm: Ngày 20/9, người dân ở Thừa Thiên Huế phát hiện một cá thể trăn gấm quý hiếm, nặng khoảng 9kg và dài 2m, mắc vào ngư cụ. Sau khi phát hiện, anh Trương Vinh đã giao nộp con vật quý hiếm cho Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc. Lực lượng chức năng sau đó đã thả trăn về tự nhiên.(Ảnh: Tiền phong)Trăn gấm là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới. Trăn gấm quý, hiếm, nguy cấp, bị đe dọa, thuộc nhóm IIB, có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt.(Ảnh: Wikipedia)2. Khỉ mặt đỏ: Ngày 7/9, Hạt Kiểm lâm Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, vừa tiếp nhận một con khỉ mặt đỏ nặng khoảng 7kg từ người dân và thả về môi trường tự nhiên. Ông Nguyễn Minh Vương phát hiện con khỉ quý hiếm này tại vườn nhà và nhanh chóng giao nộp cho cơ quan chức năng. (Ảnh: VOV)Khỉ mặt đỏ hiện đang nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, được xếp vào nhóm động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.(Ảnh:MyBIS)3. Rùa sen vàng: Ngày 28/8, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế vừa tiếp nhận một cá thể rùa sen vàng quý hiếm do bà Nguyễn Thị Song ở TP Huế tự nguyện giao nộp. (Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng Online)Rùa sen vàng có tên khoa học là Heosemys grandis, còn gọi là rùa đất lớn nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và cần được bảo vệ nghiêm ngặt. (Ảnh: Wikipedia)4. Rùa răng: Ngày 15/8, anh Phan Văn Bình, người dân sống tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã phát hiện và bắt được một cá thể rùa răng quý hiếm nặng hơn 15 kg trong lúc đi làm đồng. (Ảnh: N.HẢI)Hiện nay, rùa răng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống, săn bắt trái phép và biến đổi khí hậu. Theo Sách Đỏ IUCN, rùa răng được xếp vào danh sách các loài cực kỳ nguy cấp. (Ảnh: Dân Việt)5. Khỉ đuôi lợn: Ngày 15/6, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận một cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm từ ông Trần Văn Lành, một người dân xã Phú Xuân (Phú Vang). (Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế)Khỉ đuôi lợn là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại) theo Nghị định 32 của Chính phủ. (Ảnh: Wikipedia)Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.
1. Trăn gấm: Ngày 20/9, người dân ở Thừa Thiên Huế phát hiện một cá thể trăn gấm quý hiếm, nặng khoảng 9kg và dài 2m, mắc vào ngư cụ. Sau khi phát hiện, anh Trương Vinh đã giao nộp con vật quý hiếm cho Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc. Lực lượng chức năng sau đó đã thả trăn về tự nhiên.(Ảnh: Tiền phong)
Trăn gấm là một trong những loài trăn lớn nhất thế giới. Trăn gấm quý, hiếm, nguy cấp, bị đe dọa, thuộc nhóm IIB, có tên trong Sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt.(Ảnh: Wikipedia)
2. Khỉ mặt đỏ: Ngày 7/9, Hạt Kiểm lâm Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, vừa tiếp nhận một con khỉ mặt đỏ nặng khoảng 7kg từ người dân và thả về môi trường tự nhiên. Ông Nguyễn Minh Vương phát hiện con khỉ quý hiếm này tại vườn nhà và nhanh chóng giao nộp cho cơ quan chức năng. (Ảnh: VOV)
Khỉ mặt đỏ hiện đang nằm trong danh mục Sách đỏ Việt Nam, được xếp vào nhóm động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.(Ảnh:MyBIS)
3. Rùa sen vàng: Ngày 28/8, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế vừa tiếp nhận một cá thể rùa sen vàng quý hiếm do bà Nguyễn Thị Song ở TP Huế tự nguyện giao nộp. (Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng Online)
Rùa sen vàng có tên khoa học là Heosemys grandis, còn gọi là rùa đất lớn nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và cần được bảo vệ nghiêm ngặt. (Ảnh: Wikipedia)
4. Rùa răng: Ngày 15/8, anh Phan Văn Bình, người dân sống tại xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, đã phát hiện và bắt được một cá thể rùa răng quý hiếm nặng hơn 15 kg trong lúc đi làm đồng. (Ảnh: N.HẢI)
Hiện nay, rùa răng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống, săn bắt trái phép và biến đổi khí hậu. Theo Sách Đỏ IUCN, rùa răng được xếp vào danh sách các loài cực kỳ nguy cấp. (Ảnh: Dân Việt)
5. Khỉ đuôi lợn: Ngày 15/6, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận một cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm từ ông Trần Văn Lành, một người dân xã Phú Xuân (Phú Vang). (Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế)
Khỉ đuôi lợn là loài động vật quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại) theo Nghị định 32 của Chính phủ. (Ảnh: Wikipedia)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.