Sau khi được chăm sóc và cứu hộ, con kỳ đà vân này đã được thả về tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. (Ảnh: HT)Trước đó, anh Trương Văn Thường ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP. HCM đã tự nguyện giao nộp một con kỳ đà vân dài 1,2 mét và nặng hơn 7kg cho Chi cục Kiểm lâm TPHCM. Anh Thường phát hiện con kỳ đà vân này dưới gầm tủ áo quần trong nhà. Sau khi bắt giữ con vật và tìm hiểu, anh biết đây là loài động vật quý hiếm, đồng thời báo lực lượng kiểm lâm để thả về tự nhiên. (Ảnh: NK)Kỳ đà vân, với tên khoa học là Varanus bengalensis, là một loài kỳ đà cỡ lớn, phân bố rộng rãi ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Với chiều dài cơ thể có thể lên đến 175 cm, kỳ đà vân là một trong những loài bò sát ấn tượng nhất trong khu vực.(Ảnh: iNaturalist)Kỳ đà vân có thân màu vàng xám, rải rác các đốm vàng nhỏ ở lưng và nhiều vết xám to xếp theo chiều ngang. Đầu của chúng hình tam giác và nhọn dần về phía mõm, với lưỡi chẻ đôi giống như lưỡi rắn, giúp chúng đánh hơi con mồi. Một cá thể kỳ đà vân trưởng thành có thể có tới 101 chiếc răng, và chúng có khả năng mọc lại nếu bị hỏng.(Ảnh: Wikipedia)Kỳ đà vân phân bố từ Iran đến Java, có thể gặp chúng ở các thung lũng dọc các con sông ở miền đông Iran, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar. (Ảnh: ResearchGate)Tại Việt Nam, chúng xuất hiện ở các tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Đắc Lắc, Kiên Giang (Phú Quốc), và Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo).(Ảnh: Wiktionary)Kỳ đà vân thường sống đơn độc và dành phần lớn thời gian ban ngày để di chuyển và tìm kiếm con mồi. Chúng có khả năng bơi lội và lặn lâu tới 17 phút. Thức ăn của chúng bao gồm sâu bọ, ếch nhái, thằn lằn, chim và thú nhỏ. Mùa sinh sản của kỳ đà vân diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9, với mỗi lần đẻ khoảng 20 trứng.(Ảnh: Wildlife Vagabond)Kỳ đà vân hiện đang nằm trong Sách Đỏ Việt Nam nhóm IIB, mức độ cực kỳ nguy cấp và cần được bảo vệ để tránh nguy cơ tuyệt chủng. Việc bảo vệ loài này không chỉ giúp duy trì sự đa dạng sinh học mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái nơi chúng sinh sống.(Ảnh: IUCN SSC MONITOR LIZARD)Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.
Sau khi được chăm sóc và cứu hộ, con kỳ đà vân này đã được thả về tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai. (Ảnh: HT)
Trước đó, anh Trương Văn Thường ở xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP. HCM đã tự nguyện giao nộp một con kỳ đà vân dài 1,2 mét và nặng hơn 7kg cho Chi cục Kiểm lâm TPHCM. Anh Thường phát hiện con kỳ đà vân này dưới gầm tủ áo quần trong nhà. Sau khi bắt giữ con vật và tìm hiểu, anh biết đây là loài động vật quý hiếm, đồng thời báo lực lượng kiểm lâm để thả về tự nhiên. (Ảnh: NK)
Kỳ đà vân, với tên khoa học là Varanus bengalensis, là một loài kỳ đà cỡ lớn, phân bố rộng rãi ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Với chiều dài cơ thể có thể lên đến 175 cm, kỳ đà vân là một trong những loài bò sát ấn tượng nhất trong khu vực.(Ảnh: iNaturalist)
Kỳ đà vân có thân màu vàng xám, rải rác các đốm vàng nhỏ ở lưng và nhiều vết xám to xếp theo chiều ngang. Đầu của chúng hình tam giác và nhọn dần về phía mõm, với lưỡi chẻ đôi giống như lưỡi rắn, giúp chúng đánh hơi con mồi. Một cá thể kỳ đà vân trưởng thành có thể có tới 101 chiếc răng, và chúng có khả năng mọc lại nếu bị hỏng.(Ảnh: Wikipedia)
Kỳ đà vân phân bố từ Iran đến Java, có thể gặp chúng ở các thung lũng dọc các con sông ở miền đông Iran, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh và Myanmar. (Ảnh: ResearchGate)
Tại Việt Nam, chúng xuất hiện ở các tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai, Đắc Lắc, Kiên Giang (Phú Quốc), và Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo).(Ảnh: Wiktionary)
Kỳ đà vân thường sống đơn độc và dành phần lớn thời gian ban ngày để di chuyển và tìm kiếm con mồi. Chúng có khả năng bơi lội và lặn lâu tới 17 phút. Thức ăn của chúng bao gồm sâu bọ, ếch nhái, thằn lằn, chim và thú nhỏ. Mùa sinh sản của kỳ đà vân diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9, với mỗi lần đẻ khoảng 20 trứng.(Ảnh: Wildlife Vagabond)
Kỳ đà vân hiện đang nằm trong Sách Đỏ Việt Nam nhóm IIB, mức độ cực kỳ nguy cấp và cần được bảo vệ để tránh nguy cơ tuyệt chủng. Việc bảo vệ loài này không chỉ giúp duy trì sự đa dạng sinh học mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái nơi chúng sinh sống.(Ảnh: IUCN SSC MONITOR LIZARD)
Mời quý độc giả xem thêm video: Loài cá chỉ Việt Nam có, vào Sách đỏ vì săn bắt bất chấp.