Vào sáng ngày 22/9, nhân viên bảo vệ của trường THPT Dương Văn Thì, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, TP.HCM phát hiện một con trăn gấm quấn quanh cây cảnh ở khu vực sảnh của trường. Sau khi phát hiện sự việc, nhân viên bảo vệ đã gọi người hỗ trợ để cùng bắt con trăn. Ảnh: Chi cục Kiểm lâm TP.HCM.Ban giám hiệu nhà trường đã liên hệ đến Chi cục Kiểm lâm TP.HCM để bàn giao con trăn gấm. Quá trình bàn giao diễn ra vào chiều cùng ngày. Sau đó, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM sau đó đã giao con trăn cho Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi chăm sóc trước khi thả về tự nhiên. Ảnh: VTC.Trăn gấm có tên khoa học là Python reticulatus. Loài trăn này thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Ảnh: VTC.Do có tên trong sách đỏ Việt Nam nên trăn gấm thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Ảnh: VOV.Khi trưởng thành, trăn gấm có thể dài tơi 6 - 7 m, đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hoặc nâu. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Ảnh: vuonqgumh.camau.gov.vn.Trăn gấm có thể leo cây và cuốn mình vào những cành cây chìa ra trên mặt nước rồi chờ con mồi ngang qua để tấn công. Ảnh: TTXVN.Môi trường sinh sống của trăn gấm là rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Loài này có khả năng bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm. Ảnh: TTXVN.Thức ăn yêu thích của trăn gấm gồm các loài thú và chim, cầy hương, cầy mực, các loài linh trưởng. Ảnh: Baogialai.Tại Việt Nam, trăn gấm phân bố ở các tỉnh thành: Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định... Ảnh: Báo Đất Việt.Trăn gấm được các chuyên gia đánh giá là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất thế giới. Mặc dù không có nọc độc nhưng loài trăn này có thể dễ dàng nuốt chửng một con bê hay cừu. Thậm chí, trăn gấm có thể tấn công con người khi cảm thấy bị đe dọa. Ảnh: Vietnamnet.Mời độc giả xem video: Thả 2 con trăn đất quý hiếm về VQG Tràm Chim. Nguồn: THĐT1.
Vào sáng ngày 22/9, nhân viên bảo vệ của trường THPT Dương Văn Thì, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, TP.HCM phát hiện một con trăn gấm quấn quanh cây cảnh ở khu vực sảnh của trường. Sau khi phát hiện sự việc, nhân viên bảo vệ đã gọi người hỗ trợ để cùng bắt con trăn. Ảnh: Chi cục Kiểm lâm TP.HCM.
Ban giám hiệu nhà trường đã liên hệ đến Chi cục Kiểm lâm TP.HCM để bàn giao con trăn gấm. Quá trình bàn giao diễn ra vào chiều cùng ngày. Sau đó, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM sau đó đã giao con trăn cho Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi chăm sóc trước khi thả về tự nhiên. Ảnh: VTC.
Trăn gấm có tên khoa học là Python reticulatus. Loài trăn này thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Ảnh: VTC.
Do có tên trong sách đỏ Việt Nam nên trăn gấm thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng. Ảnh: VOV.
Khi trưởng thành, trăn gấm có thể dài tơi 6 - 7 m, đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hoặc nâu. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Ảnh: vuonqgumh.camau.gov.vn.
Trăn gấm có thể leo cây và cuốn mình vào những cành cây chìa ra trên mặt nước rồi chờ con mồi ngang qua để tấn công. Ảnh: TTXVN.
Môi trường sinh sống của trăn gấm là rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Loài này có khả năng bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm. Ảnh: TTXVN.
Thức ăn yêu thích của trăn gấm gồm các loài thú và chim, cầy hương, cầy mực, các loài linh trưởng. Ảnh: Baogialai.
Tại Việt Nam, trăn gấm phân bố ở các tỉnh thành: Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Định... Ảnh: Báo Đất Việt.
Trăn gấm được các chuyên gia đánh giá là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất thế giới. Mặc dù không có nọc độc nhưng loài trăn này có thể dễ dàng nuốt chửng một con bê hay cừu. Thậm chí, trăn gấm có thể tấn công con người khi cảm thấy bị đe dọa. Ảnh: Vietnamnet.
Mời độc giả xem video: Thả 2 con trăn đất quý hiếm về VQG Tràm Chim. Nguồn: THĐT1.