Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Kei Ito từ SOKENDAI (Đại học Cao học nghiên cứu cao cấp - Nhật Bản) đã thực hiện nghiên cứu "ngược chiều không - thời gian" để tìm hiểu về thiên hà thuở sơ khai.Các nhà khoa học đã lùng sục dữ liệu từ kho lưu trữ của Cơ quan Khảo sát tiến hóa vũ trụ (COSMOS) để quan sát các thiên hà tồn tại vào 9,5 tỉ đến 12,5 tỉ năm trước.Họ nhận thấy rằng, một số lỗ đen quái vật - tức dạng lỗ đen siêu khối nằm ở trung tâm thiên hà - thay vì thực hiện đúng chức năng một trái tim của thiên hà đó, thì lại tự hủy diệt thiên hà.Thay vì trải qua các quá trình hình thành sao ồ ạt, từ các ngôi sao sẽ sinh ra hành tinh như cách Mặt trời và Trái đất đã ra đời trong Milky Way, tại các thiên hà xấu số đó, mọi thứ đã bị "chết non".Lỗ đen không thực sự "nuốt sống" mầm mống của các vì sao hay hành tinh, nhưng dập tắt sự ra đời của chúng ngay từ đầu.Cụ thể, các ngôi sao hình thành khi các đám mây phân tử hydro lạnh sụp đổ, phân mảnh và ngưng tụ. Ở các thiên hà xấu số, lỗ đen quái vật của nó phát ra bức xạ quá mạnh từ vật chất xoáy xung quanh.Nó sẽ đốt nóng các đám mây phân tử và ngăn nó sụp đổ, ngưng tụ để hình thành sao, thậm chí thổi bay các đám mây khí này ra khỏi thiên hà.Những thiên hà như vậy trở thành dạng "thiên hà đỏ", với một số lượng sao ít ỏi còn sót lại, tồn tại lâu dài nhưng lạnh lẽo và chết chóc. Đa số thiên hà không may là những thiên hà hình elip cực lớn, một trong những dạng thiên hà cổ xưa nhất vũ trụ.Thiên hà xoắn ốc Milky Way của chúng ta cũng sở hữu một lỗ đen quái vật mang tên Sagittarius A*. May mắn là đã tiến hóa như số đông.Vì vậy thiên hà Milky Way vẫn giữ được quá trình hình thành sao mạnh mẽ, những "hạt mầm" của các hành tinh trong đó có Trái đất được yên vị chứ không bị thổi bay ra không gian giữa các vì sao.COSMOS là kho dữ liệu khổng lồ được tạo ra để các quan sát đến những vùng xa xôi của vũ trụ bởi một loạt kính viễn vọng mạnh nhất như Subaru đặt ở Hawaii, Very Large Array đặt tại New Mexico, Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và Kính viễn vọng tia X XMM-Newton của ESA.Chúng ta quan sát các thiên hà tồn tại vào 9,5 tỉ đến 12,5 tỉ năm trước là do thiên hà đó quá xa - cách chúng ta 9,5 tỉ đến 12,5 tỉ năm ánh sáng - nên hình ảnh cũng mất chừng đó thời gian để đến được các kính viễn vọng.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ tr. Nguồn: VTV
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Kei Ito từ SOKENDAI (Đại học Cao học nghiên cứu cao cấp - Nhật Bản) đã thực hiện nghiên cứu "ngược chiều không - thời gian" để tìm hiểu về thiên hà thuở sơ khai.
Các nhà khoa học đã lùng sục dữ liệu từ kho lưu trữ của Cơ quan Khảo sát tiến hóa vũ trụ (COSMOS) để quan sát các thiên hà tồn tại vào 9,5 tỉ đến 12,5 tỉ năm trước.
Họ nhận thấy rằng, một số lỗ đen quái vật - tức dạng lỗ đen siêu khối nằm ở trung tâm thiên hà - thay vì thực hiện đúng chức năng một trái tim của thiên hà đó, thì lại tự hủy diệt thiên hà.
Thay vì trải qua các quá trình hình thành sao ồ ạt, từ các ngôi sao sẽ sinh ra hành tinh như cách Mặt trời và Trái đất đã ra đời trong Milky Way, tại các thiên hà xấu số đó, mọi thứ đã bị "chết non".
Lỗ đen không thực sự "nuốt sống" mầm mống của các vì sao hay hành tinh, nhưng dập tắt sự ra đời của chúng ngay từ đầu.
Cụ thể, các ngôi sao hình thành khi các đám mây phân tử hydro lạnh sụp đổ, phân mảnh và ngưng tụ. Ở các thiên hà xấu số, lỗ đen quái vật của nó phát ra bức xạ quá mạnh từ vật chất xoáy xung quanh.
Nó sẽ đốt nóng các đám mây phân tử và ngăn nó sụp đổ, ngưng tụ để hình thành sao, thậm chí thổi bay các đám mây khí này ra khỏi thiên hà.
Những thiên hà như vậy trở thành dạng "thiên hà đỏ", với một số lượng sao ít ỏi còn sót lại, tồn tại lâu dài nhưng lạnh lẽo và chết chóc. Đa số thiên hà không may là những thiên hà hình elip cực lớn, một trong những dạng thiên hà cổ xưa nhất vũ trụ.
Thiên hà xoắn ốc Milky Way của chúng ta cũng sở hữu một lỗ đen quái vật mang tên Sagittarius A*. May mắn là đã tiến hóa như số đông.
Vì vậy thiên hà Milky Way vẫn giữ được quá trình hình thành sao mạnh mẽ, những "hạt mầm" của các hành tinh trong đó có Trái đất được yên vị chứ không bị thổi bay ra không gian giữa các vì sao.
COSMOS là kho dữ liệu khổng lồ được tạo ra để các quan sát đến những vùng xa xôi của vũ trụ bởi một loạt kính viễn vọng mạnh nhất như Subaru đặt ở Hawaii, Very Large Array đặt tại New Mexico, Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và Kính viễn vọng tia X XMM-Newton của ESA.
Chúng ta quan sát các thiên hà tồn tại vào 9,5 tỉ đến 12,5 tỉ năm trước là do thiên hà đó quá xa - cách chúng ta 9,5 tỉ đến 12,5 tỉ năm ánh sáng - nên hình ảnh cũng mất chừng đó thời gian để đến được các kính viễn vọng.