Có một bí ẩn về Mặt trăng đã khiến các nhà thiên văn học hoang mang trong một thời gian dài đó là tại sao chỉ có một số phần trên bề mặt Mặt trăng dường như là có từ trường.Các nhà khoa học cho rằng mặt trăng đã từng có từ trường - khoảng 450 triệu năm trước. Tuy nhiên, hiện nay từ trường này đã biến mất bởi góc giữa lớp vỏ và lõi mặt trăng dần dần bị nhỏ lại, trong khi khoảng cách từ mặt trăng tới Trái đất cũng ngày một rộng hơn, khiến cho lực hấp dẫn của thủy triều dần giảm xuống.Các nhà khoa học cũng phát hiện ra cực Nam của Mặt Trời lạnh hơn cực Bắc. Nhiệt độ tại cực Nam của Mặt Trời là khoảng 44.000 độ C, lạnh hơn 8% so với tại cực Bắc. Ngạc nhiên hơn, sự khác nhau về nhiệt độ tại các cực lại không phụ thuộc vào từ trường của Mặt Trời.Các nhà vật lý học cho biết cơ cấu của “bầu khí quyển” trên các cực của Mặt Trời là khác nhau, tuy nhiên vấn đề này vẫn đang được khám phá.Kính thiên văn không gian Fermi của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện hai bong bóng bí ẩn nằm ở khu vực chính giữa dải Ngân Hà. Chúng được các nhà khoa học đặt tên là "Bong bóng Fermi", với hình dáng giống như hai cánh của một con sâu bướm khổng lồ, hay hình đồng hồ cát.Đáng chú ý, kể từ khi được phát hiện lần đầu cho tới nay, Bong bóng Fermi đã khiến nhà thiên văn học trên thế giới phải đau đầu do không tìm được nguồn gốc xuất xứ của cấu trúc tia gamma khổng lồ này.Trên bề mặt bán cầu Nam của sao Hỏa các miệng núi lửa mọc lên san sát, thế nhưng ở bán cầu Bắc chỉ thấy lác đác một vài miệng núi lửa và phần lớn là các bình nguyên núi lửa rộng lớn.Nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm lý giải cho hiện tượng kỳ lạ này tuy nhiên các cuộc tranh luận để tìm ra câu trả lời thuyết phục nhất giữa các nhà khoa học vẫn chưa ngã ngũ.Ngày 30/6/1908, một quả cầu lửa khổng lồ đã rơi xuống Đông Siberia giữa vùng Lena và Podkamena Tunguska, từ phía Đông Nam đến Tây Bắc. Chỉ một vài giây sau đó, sức nóng nhanh chóng lan tỏa trong phạm vi gần 40 km và thiêu trụi mọi thứ trong khu vực: động, thực vật và cả con người.Khi đi tìm câu trả lời cho bí ẩn này, các nhà khoa học thấy rằng không hề có bất kỳ một ngọn núi lửa nào được hình thành quanh khu vực Tunguska, nơi thảm họa xảy ra. Vậy quả cầu lửa đó từ đâu ra, phải chăng nó thực sự xuất hiện từ ngoài vũ trụ?Các hành tinh khác có thể ví von như những con quay, thì Thiên Vương tinh lại giống một hình cầu đang lăn. Độ nghiêng trục quay của nó lên đến 97,86°. Chính điều này khiến Thiên Vương tinh khác hoàn toàn so với các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời.Hầu hết hành tinh đều xoay ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ phía cực Bắc của Trái Đất), ngoại trừ Kim tinh quay theo chiều kim đồng hồ. Thậm chí một cực của nó sẽ nằm trong bóng tối suốt 42 năm và cực còn lại thì sẽ được Mặt Trời chiếu sáng ròng rã 42 năm.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Có một bí ẩn về Mặt trăng đã khiến các nhà thiên văn học hoang mang trong một thời gian dài đó là tại sao chỉ có một số phần trên bề mặt Mặt trăng dường như là có từ trường.
Các nhà khoa học cho rằng mặt trăng đã từng có từ trường - khoảng 450 triệu năm trước. Tuy nhiên, hiện nay từ trường này đã biến mất bởi góc giữa lớp vỏ và lõi mặt trăng dần dần bị nhỏ lại, trong khi khoảng cách từ mặt trăng tới Trái đất cũng ngày một rộng hơn, khiến cho lực hấp dẫn của thủy triều dần giảm xuống.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra cực Nam của Mặt Trời lạnh hơn cực Bắc. Nhiệt độ tại cực Nam của Mặt Trời là khoảng 44.000 độ C, lạnh hơn 8% so với tại cực Bắc. Ngạc nhiên hơn, sự khác nhau về nhiệt độ tại các cực lại không phụ thuộc vào từ trường của Mặt Trời.
Các nhà vật lý học cho biết cơ cấu của “bầu khí quyển” trên các cực của Mặt Trời là khác nhau, tuy nhiên vấn đề này vẫn đang được khám phá.
Kính thiên văn không gian Fermi của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện hai bong bóng bí ẩn nằm ở khu vực chính giữa dải Ngân Hà. Chúng được các nhà khoa học đặt tên là "Bong bóng Fermi", với hình dáng giống như hai cánh của một con sâu bướm khổng lồ, hay hình đồng hồ cát.
Đáng chú ý, kể từ khi được phát hiện lần đầu cho tới nay, Bong bóng Fermi đã khiến nhà thiên văn học trên thế giới phải đau đầu do không tìm được nguồn gốc xuất xứ của cấu trúc tia gamma khổng lồ này.
Trên bề mặt bán cầu Nam của sao Hỏa các miệng núi lửa mọc lên san sát, thế nhưng ở bán cầu Bắc chỉ thấy lác đác một vài miệng núi lửa và phần lớn là các bình nguyên núi lửa rộng lớn.
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra nhằm lý giải cho hiện tượng kỳ lạ này tuy nhiên các cuộc tranh luận để tìm ra câu trả lời thuyết phục nhất giữa các nhà khoa học vẫn chưa ngã ngũ.
Ngày 30/6/1908, một quả cầu lửa khổng lồ đã rơi xuống Đông Siberia giữa vùng Lena và Podkamena Tunguska, từ phía Đông Nam đến Tây Bắc. Chỉ một vài giây sau đó, sức nóng nhanh chóng lan tỏa trong phạm vi gần 40 km và thiêu trụi mọi thứ trong khu vực: động, thực vật và cả con người.
Khi đi tìm câu trả lời cho bí ẩn này, các nhà khoa học thấy rằng không hề có bất kỳ một ngọn núi lửa nào được hình thành quanh khu vực Tunguska, nơi thảm họa xảy ra. Vậy quả cầu lửa đó từ đâu ra, phải chăng nó thực sự xuất hiện từ ngoài vũ trụ?
Các hành tinh khác có thể ví von như những con quay, thì Thiên Vương tinh lại giống một hình cầu đang lăn. Độ nghiêng trục quay của nó lên đến 97,86°. Chính điều này khiến Thiên Vương tinh khác hoàn toàn so với các hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời.
Hầu hết hành tinh đều xoay ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ phía cực Bắc của Trái Đất), ngoại trừ Kim tinh quay theo chiều kim đồng hồ. Thậm chí một cực của nó sẽ nằm trong bóng tối suốt 42 năm và cực còn lại thì sẽ được Mặt Trời chiếu sáng ròng rã 42 năm.