Là một nhà sản xuất điện thoại sang trọng cực nổi tiếng và xa xỉ, không ai nghĩ rằng Vertu sẽ tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, điều này đã xảy ra vào ngày 13/07 vừa qua. Một thời gian nữa, bạn sẽ chẳng còn nhìn thấy những chiếc smartphone mang thương hiệu Vertu vì chúng chỉ còn trong lịch sử.Sau khi mua lại thương hiệu điện thoại Nokia, Microsoft đã xây dựng nên "đế chế" Lumia với hệ điều hành Windows Phone riêng nhưng vẫn bị cản trở bởi các hệ điều hành lớn - iOS và Android. Ngày nay, sự tồn tại của Lumia đang ngày càng lụi tàn và rơi dần vào quên lãng của người dùng.Đứng trước xu hướng lưu trữ đám mây mới, Nextbit đã giải quyết vấn đề bằng cách tăng bộ nhớ trung bình lên khoảng 16 GB. Thương hiệu này đã “bắt tay” vào sản xuất điện thoại Robin với công nghệ điện toán đám mây cùng ngoại hình cực bắt mắt và khả năng đồng bộ hóa đám mây miễn phí lên tới 100 GB.Tuy vậy, thực tế cho thấy, hiện nay, không ít mẫu smartphone có bộ nhớ trong lên tới 64/128 GB và hầu hết các nhà sản xuất điện thoại đều cung cấp lưu trữ đám mây. Kết quả, Nextbit buộc phải “khai tử” Robin vào cuối tháng này.Điện thoại Amazon Fire là một ví dụ khác của smartphone có tiếp thị thất bại. Mặc dù sản phẩm có phần cứng khá tốt nhưng lại có hạn chế về mô hình quảng cáo và giá cao. Kết quả, Amazon thua lỗ hàng triệu USD.
Là một nhà sản xuất điện thoại sang trọng cực nổi tiếng và xa xỉ, không ai nghĩ rằng Vertu sẽ tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, điều này đã xảy ra vào ngày 13/07 vừa qua. Một thời gian nữa, bạn sẽ chẳng còn nhìn thấy những chiếc smartphone mang thương hiệu Vertu vì chúng chỉ còn trong lịch sử.
Sau khi mua lại thương hiệu điện thoại Nokia, Microsoft đã xây dựng nên "đế chế" Lumia với hệ điều hành Windows Phone riêng nhưng vẫn bị cản trở bởi các hệ điều hành lớn - iOS và Android. Ngày nay, sự tồn tại của Lumia đang ngày càng lụi tàn và rơi dần vào quên lãng của người dùng.
Đứng trước xu hướng lưu trữ đám mây mới, Nextbit đã giải quyết vấn đề bằng cách tăng bộ nhớ trung bình lên khoảng 16 GB. Thương hiệu này đã “bắt tay” vào sản xuất điện thoại Robin với công nghệ điện toán đám mây cùng ngoại hình cực bắt mắt và khả năng đồng bộ hóa đám mây miễn phí lên tới 100 GB.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, hiện nay, không ít mẫu smartphone có bộ nhớ trong lên tới 64/128 GB và hầu hết các nhà sản xuất điện thoại đều cung cấp lưu trữ đám mây. Kết quả, Nextbit buộc phải “khai tử” Robin vào cuối tháng này.
Điện thoại Amazon Fire là một ví dụ khác của smartphone có tiếp thị thất bại. Mặc dù sản phẩm có phần cứng khá tốt nhưng lại có hạn chế về mô hình quảng cáo và giá cao. Kết quả, Amazon thua lỗ hàng triệu USD.