Mưa pha lê
Mưa pha lê là một hiện tượng thiên văn bí ẩn chỉ có thể thấy trong vũ trụ. Ngôi sao HOPS-68 cách Trái đất 1.350 năm ánh sáng là một ngôi sao có cấu trúc gần giống Mặt trời khi mới hình thành. Xung quanh ngôi sao này tồn tại một đám mây bụi khí, mà trong đó thành phần chính là những tinh thể olivin màu xanh lá cây (một loại đá quý trên Trái đất có cấu tạo chính là sắt và magie). Điều đặc biệt là do nhiệt độ khá lạnh của các đám bụi khí này (khoảng -170 độ C), khiến các tinh thể olivin ngưng tụ thành các hạt nhỏ và rơi xuống giống như một cơn mưa pha lê xanh đẹp kỳ diệu.
|
Nguồn ảnh: Google.
|
Năng lượng tối
Vào những năm 1920, nhà thiên văn học Edwin Hubble đã khám phá ra vũ trụ không tĩnh mà đang mở rộng. Vào năm 1998, Kính viễn vọng Hubble khi nghiên cứu các siêu tân tinh xa xôi đã phát hiện ra rằng, vũ trụ giãn nở chậm chạp từ cách đây rất lâu và hiện tốc độ đó không còn như trước. Hiện tượng bí ẩn này khiến các nhà khoa học vô cùng ngỡ ngàng vì trước đây họ đã từng nghĩ trọng lực dần dần làm chậm sự giãn nở của vũ trụ, hay thậm chí làm nó bị co lại. Giả thuyết giải thích cho sự giãn nở nhanh dần của vũ trụ dẫn đến năng lượng tối, thứ được cho là năng lượng bí ẩn kéo vũ trụ xa nhau với tốc độ nhanh dần.
|
Nguồn ảnh: Google.
|
Tầng nhật hoa của Mặt trời
Khí quyển bên ngoài siêu nóng của Mặt trời, và sức nóng điển hình trong nó đạt khoảng từ 500.000 độ C đến 6 triệu độ C). Các nhà vật lý mặt trời đã đau đầu với bí ẩn về khả năng của Mặt trời khi nó tái làm nóng tầng nhật hoa của mình, chiếc vương miện mỏng manh bao quanh bằng ánh sáng hiện lên sáng chói khi nhật thực toàn phần. Các nhà thiên văn học đã thu hẹp giả thuyết liên quan đến hiện tượng bí ẩn này là: nguồn năng lượng bên dưới bề mặt nhìn thấy, và từ trường của Mặt trời. Nhưng về sự hoạt động chi tiết của sự làm nóng tầng nhật hoa vẫn chưa sáng tỏ.
|
Nguồn ảnh: Google.
|
Giọt vũ trụ trong các thiên hà
Các giọt khí bí ẩn ở những vùng xa xôi của vũ trụ đã không còn là bí ẩn nữa, theo các nhà thiên văn học thuộc Đài quan sát tia X Chandra (NASA). Các hồ chứa khí hydro lớn được phát hiện khoảng một thập kỷ trước qua các khảo sát những thiên hà trẻ nằm ở xa. Các giọt vũ trụ phát sáng rực rỡ dưới ánh sáng thường, nguồn năng lượng mạnh mẽ cần thiết để duy trì ánh sáng đó vẫn chưa được làm rõ.
|
Nguồn ảnh: Google.
|
Nguồn gốc các tia vũ trụ năng lượng cao
Các tia vũ trụ có các hạt nguyên tử - phần lớn là photon, electron, và hạt nhân mang điện của các nguyên tố cơ bản - chảy đến hệ Mặt trời từ nơi xa xôi trong vũ trụ. Khi các tia vũ trụ đến hệ Mặt trời từ nơi nào đó trong thiên hà, đường đi của chúng bị bẻ cong do từ trường của Mặt trời và Trái đất. Những tia vũ trụ mạnh nhất đầy năng lượng kỳ lạ, với năng lượng lên đến 100 triệu lần các hạt nhân tạo.
|
Nguồn ảnh: Google.
|