Các nhà khoa học thuộc Đài quan sát Thuringian State ở Tautenburg, Đức vừa công bố rằng họ đã phát hiện ra một hệ thống hành tinh lạ nằm xa xôi trong vũ trụ bao gồm hai hành tinh con quay quanh một ngôi sao chủ có tên khoa học là K2-106.
|
K2-106 được biết đến là một ngôi sao cổ, ước tính đã 5 tỷ năm tuổi, thuộc loại hành tinh G5, có bán kính bằng 0.83 lần bán kính Mặt trời. Nguồn ảnh: Phys. |
Mới đây, nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra hai siêu hành tinh nhỏ lần lượt có tên là K2-106 b và K2-106 c, chúng di chuyển quanh sao chủ với chu kỳ quỹ đạo lần lượt là 0,57 và 13,3 ngày.
Được biết, K2-106 b là siêu hành tinh gần sao chủ, có bán kính khoảng bằng 1,52 lần bán kính Trái đất và rộng khoảng 7,7 lần. Trong đó, K2-106 c có kích thước lớn hơn K2-106 b, bán kính của nó bằng khoảng 2,6 lần bán kính Trái đất, khối lượng bằng khoảng 6,8 lần khối lượng Trái đất.