Rắn rào ngọc bích (Boiga jaspidea) dài 1,5 mét, được ghi nhận ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là một trong những loài rắn có hoa văn trên cơ thể phức tạp nhất. Ảnh: Wikipedia.Rắn cườm (Chrysopelea ornata) dài 1,3 mét, được ghi nhận trên khắp cả nước. Bộ da của loài rắn này trông giống như được trang trí bằng những hạt cườm. Ảnh: Encyclopedia Britannica.Rắn hổ đất nâu (Psammodynastes pulverulentus) dài 30-35 cm, được ghi nhận từ miền núi phía Bắc đến Đông Nam Bộ. Có đầy hình tam giác rõ rệt - một đặc điểm của nhiều loài rắn độc - nhưng rắn hổ đất nâu hoàn toàn vô hại. Ảnh: Thai National Parks.Rắn sọc khoanh vàng (Elaphe mandarina) dài 1 mét, được ghi nhận ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh. Chính giữa cổ và lưng của loài rắn này có một dãy hình quả trám mầu đen, ở giữa có vết màu vàng nằm ngang. Ảnh: Animal Pictures Archive.Rắn hổ xiên mắt (Pseudoxenodon macrops) dài 1,6 mét, được ghi nhận ở Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng. Loài rắn vô hại này có thể bành mang để giả làm một con rắn hổ mang nguy hiếm nhằm đe dọa kẻ thù. Ảnh: Thai National Parks.Rắn lục Jerdoni (Protobothrops jerdonii) dài 85-100 cm, được ghi nhận ở các khu rừng thường xanh trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Loài rắn này có những chiếc vảy màu vàng rực rỡ được xắp xếp tinh tế tạo thành những vòng hoa văn khép kín và nổi bật trên nền vảy đen nhánh. Ảnh: Wikipedia.Rắn khuyết Lào (Lycodon laoensis) dài 50 cm, được ghi nhận ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, TP HCM. Loài rắn này có thân màu đen được chia ra bởi 13-29 khoanh màu vàng và 8-18 khoanh vàng đen ở phần đuôi. Ảnh: Wikipedia.Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) dài 1,5-2,7 mét, được ghi nhận ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi trên khắp cả nước. Các khoanh vàng - đen xen kẽ trên thân loài rắn này là lời cảnh báo rằng chúng rất độc. Ảnh: Wikipedia.Rắn roi thường (Ahaetulla prasina) dài 1,8-2 mét, được ghi nhận ở ở hầu khắp các khu vực có rừng từ Bắc tới Nam. Đặc điểm nhận dạng loài rắn này là cơ thể mảnh dẻ như một chiếc roi. Ảnh: India Biodiversity Portal.Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae) dài 80-100 cm, được ghi nhận ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn. Loài rắn này có đầu sáng màu, tương phản với phần thân đen có các vạch đỏ hẹp. Ảnh: Cowyeow Flickr.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Rắn rào ngọc bích (Boiga jaspidea) dài 1,5 mét, được ghi nhận ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là một trong những loài rắn có hoa văn trên cơ thể phức tạp nhất. Ảnh: Wikipedia.
Rắn cườm (Chrysopelea ornata) dài 1,3 mét, được ghi nhận trên khắp cả nước. Bộ da của loài rắn này trông giống như được trang trí bằng những hạt cườm. Ảnh: Encyclopedia Britannica.
Rắn hổ đất nâu (Psammodynastes pulverulentus) dài 30-35 cm, được ghi nhận từ miền núi phía Bắc đến Đông Nam Bộ. Có đầy hình tam giác rõ rệt - một đặc điểm của nhiều loài rắn độc - nhưng rắn hổ đất nâu hoàn toàn vô hại. Ảnh: Thai National Parks.
Rắn sọc khoanh vàng (Elaphe mandarina) dài 1 mét, được ghi nhận ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh. Chính giữa cổ và lưng của loài rắn này có một dãy hình quả trám mầu đen, ở giữa có vết màu vàng nằm ngang. Ảnh: Animal Pictures Archive.
Rắn hổ xiên mắt (Pseudoxenodon macrops) dài 1,6 mét, được ghi nhận ở Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng. Loài rắn vô hại này có thể bành mang để giả làm một con rắn hổ mang nguy hiếm nhằm đe dọa kẻ thù. Ảnh: Thai National Parks.
Rắn lục Jerdoni (Protobothrops jerdonii) dài 85-100 cm, được ghi nhận ở các khu rừng thường xanh trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Loài rắn này có những chiếc vảy màu vàng rực rỡ được xắp xếp tinh tế tạo thành những vòng hoa văn khép kín và nổi bật trên nền vảy đen nhánh. Ảnh: Wikipedia.
Rắn khuyết Lào (Lycodon laoensis) dài 50 cm, được ghi nhận ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, TP HCM. Loài rắn này có thân màu đen được chia ra bởi 13-29 khoanh màu vàng và 8-18 khoanh vàng đen ở phần đuôi. Ảnh: Wikipedia.
Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus) dài 1,5-2,7 mét, được ghi nhận ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi trên khắp cả nước. Các khoanh vàng - đen xen kẽ trên thân loài rắn này là lời cảnh báo rằng chúng rất độc. Ảnh: Wikipedia.
Rắn roi thường (Ahaetulla prasina) dài 1,8-2 mét, được ghi nhận ở ở hầu khắp các khu vực có rừng từ Bắc tới Nam. Đặc điểm nhận dạng loài rắn này là cơ thể mảnh dẻ như một chiếc roi. Ảnh: India Biodiversity Portal.
Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae) dài 80-100 cm, được ghi nhận ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn. Loài rắn này có đầu sáng màu, tương phản với phần thân đen có các vạch đỏ hẹp. Ảnh: Cowyeow Flickr.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.