Gỗ nu hương là một loại gỗ quý hiếm nổi tiếng ở Việt Nam. Theo các chuyên gia, gỗ nu được sinh ra từ những vết dị tật, vết thương trên những cây có tuổi thọ lớn do bị chặt chém, bị gãy, bị sét đánh hoặc do những vết mối mọt sâu trong thân gỗ.Từ đó, nguồn nhựa và dinh dưỡng nuôi cây bị gián đoạn, cản trở và tích tụ tại vết thương đó. Theo thời gian sẽ hình thành phần mắt gỗ, biếu gỗ sần sùi trên cây. Trải qua hàng chục, hàng trăm năm, phần gỗ này phình ra và có hình dáng giống như cái biếu, cái nu. Vậy nên, dân gian gọi chúng là nu.Điều này có nghĩa gỗ nu là một tên gọi thông dụng cho một loại gỗ đặc biệt được tạo nên từ phần mắt gỗ, bướu gỗ của những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Gỗ nu có vân giống như những cánh hoa và màu sắc tự nhiên rất đẹp khác biệt so với cây gỗ chủ.Vậy nên, gỗ nu hương chính là phần nu gỗ sần sùi trên thân cây Giáng Hương (còn gọi là Dáng Hương hay gỗ Hương). Cây gỗ Hương thuộc họ Đậu, có nhiều ở vùng Đông Nam Á, Đông Bắc Ấn Độ và Nam Phi.Tại Việt Nam, cây gỗ Hương được xếp vào nhóm những loại gỗ quý hiếm như: trắc, gỗ sưa, gỗ cẩm. Cây gỗ Hương thường được trồng nhiều ở các tỉnh: Tây Nguyên, Nam Bộ, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.Bình thường, gỗ Hương đã rất quý hiếm và có giá cao. Vậy nên, gỗ nu hương càng quý hiếm và có giá "khủng" bởi trong hàng ngàn cây gỗ mới có một cây cho nu. Thêm nữa, trong hàng ngàn nu mới có một nu to toàn phiến có độ dày từ 12 - 15 cm. Ảnh: Tạp chí điện tử Môi trường & Cuộc sống.Gỗ nu hương có kích thước lớn và tuổi thọ càng cao thì sản phẩm làm ra càng tinh xảo, có tính thẩm mỹ cao.Do đó, một số gỗ nu hương có giá từ vài tỷ cho đến hàng chục tỷ đồng. Những người đam mê gỗ thường dùng gỗ nu hương để chế tác các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, tượng gỗ.Mời độc giả xem video: Chặt phá gỗ lim rừng ở huyện Tam Đảo. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Gỗ nu hương là một loại gỗ quý hiếm nổi tiếng ở Việt Nam. Theo các chuyên gia, gỗ nu được sinh ra từ những vết dị tật, vết thương trên những cây có tuổi thọ lớn do bị chặt chém, bị gãy, bị sét đánh hoặc do những vết mối mọt sâu trong thân gỗ.
Từ đó, nguồn nhựa và dinh dưỡng nuôi cây bị gián đoạn, cản trở và tích tụ tại vết thương đó. Theo thời gian sẽ hình thành phần mắt gỗ, biếu gỗ sần sùi trên cây. Trải qua hàng chục, hàng trăm năm, phần gỗ này phình ra và có hình dáng giống như cái biếu, cái nu. Vậy nên, dân gian gọi chúng là nu.
Điều này có nghĩa gỗ nu là một tên gọi thông dụng cho một loại gỗ đặc biệt được tạo nên từ phần mắt gỗ, bướu gỗ của những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Gỗ nu có vân giống như những cánh hoa và màu sắc tự nhiên rất đẹp khác biệt so với cây gỗ chủ.
Vậy nên, gỗ nu hương chính là phần nu gỗ sần sùi trên thân cây Giáng Hương (còn gọi là Dáng Hương hay gỗ Hương). Cây gỗ Hương thuộc họ Đậu, có nhiều ở vùng Đông Nam Á, Đông Bắc Ấn Độ và Nam Phi.
Tại Việt Nam, cây gỗ Hương được xếp vào nhóm những loại gỗ quý hiếm như: trắc, gỗ sưa, gỗ cẩm. Cây gỗ Hương thường được trồng nhiều ở các tỉnh: Tây Nguyên, Nam Bộ, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai, Tây Ninh.
Bình thường, gỗ Hương đã rất quý hiếm và có giá cao. Vậy nên, gỗ nu hương càng quý hiếm và có giá "khủng" bởi trong hàng ngàn cây gỗ mới có một cây cho nu. Thêm nữa, trong hàng ngàn nu mới có một nu to toàn phiến có độ dày từ 12 - 15 cm. Ảnh: Tạp chí điện tử Môi trường & Cuộc sống.
Gỗ nu hương có kích thước lớn và tuổi thọ càng cao thì sản phẩm làm ra càng tinh xảo, có tính thẩm mỹ cao.
Do đó, một số gỗ nu hương có giá từ vài tỷ cho đến hàng chục tỷ đồng. Những người đam mê gỗ thường dùng gỗ nu hương để chế tác các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, tượng gỗ.
Mời độc giả xem video: Chặt phá gỗ lim rừng ở huyện Tam Đảo. Nguồn: Tin Tức VTV24.