Enceladus là vệ tinh lớn thứ sáu của Sao Thổ và là một trong những mục tiêu hàng đầu trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.Các nghiên cứu mới đây đã phát hiện một " kho báu" ngoài hành tinh chưa từng được biết đến trên mặt trăng Enceladus. Đó chính là các hạt silica.Các hạt silica bí ẩn này phun ra từ các vết nứt trên vỏ băng của mặt trăng Sao Thổ khổng lồ Enceladus và đâm trúng "chiến binh" Cassini của NASA.Phân tích các hạt silica mà tàu thăm dò Sao Thổ Cassini thu thập được, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra chính sự nóng lên bên trong, từ lõi của mặt trăng, là yếu tố khả dĩ để tạo ra các dòng hải lưu vận chuyển các hạt silica.Các hạt này phải được đẩy ra từ các lỗ thông thủy nhiệt dưới biển sâu, đồng thời giải phóng nhiệt vào vùng nước xung quanh.Lỗ thông thủy nhiệt là các cấu trúc ở đáy đại dương của Trái Đất. Vì ánh sáng mặt trời không thể đạt tới độ sâu của các cấu trúc này, nên phải có một nguồn năng lượng khác cho sự sống sớm có thể hình thành ở đó.Hình thức hiện tại của lỗ thông hơi chứa các hóa chất giúp cho việc sinh tổng hợp hóa - một cách để các sinh vật tạo ra năng lượng riêng của chúng tương tự như quang hợp sử dụng hóa chất thay vì ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng.Đây chính là bằng chứng gián tiếp về khả năng tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất.Cách đây không lâu, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng mặt trăng Enceladus có thể chứa mê-tan và phốt pho, một dấu hiệu tiềm năng khác của sự sống.Mặc dù các nhà khoa học không trực tiếp tìm ra nguyên tố, nhưng phân tích của họ cho thấy rằng đại dương của Enceladus có thể chứa lượng phốt pho ngang với nước biển của Trái Đất, thậm chí nhiều hơn.Cassini - tàu vũ trụ đầu tiên thực hiện sứ mệnh khám phá sao Thổ, sau gần 20 năm ngoài vũ trụ, đã lao xuống khí quyển của hành tinh này tự sát, để lại nhiều dữ liệu khoa học vô giá và nguồn cảm hứng lớn cho tất cả mọi người.Những gì con tàu phát hiện đã thay đổi hiểu biết của giới khoa học về sao Thổ, các vành đai và mặt trăng của hành tinh này.>>>Xem thêm video: Ngắm kính viễn vọng săn người ngoài hành tinh to nhất thế giới. Nguồn: Kienthucnet.
Enceladus là vệ tinh lớn thứ sáu của Sao Thổ và là một trong những mục tiêu hàng đầu trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Các nghiên cứu mới đây đã phát hiện một " kho báu" ngoài hành tinh chưa từng được biết đến trên mặt trăng Enceladus. Đó chính là các hạt silica.
Các hạt silica bí ẩn này phun ra từ các vết nứt trên vỏ băng của mặt trăng Sao Thổ khổng lồ Enceladus và đâm trúng "chiến binh" Cassini của NASA.
Phân tích các hạt silica mà tàu thăm dò Sao Thổ Cassini thu thập được, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra chính sự nóng lên bên trong, từ lõi của mặt trăng, là yếu tố khả dĩ để tạo ra các dòng hải lưu vận chuyển các hạt silica.
Các hạt này phải được đẩy ra từ các lỗ thông thủy nhiệt dưới biển sâu, đồng thời giải phóng nhiệt vào vùng nước xung quanh.
Lỗ thông thủy nhiệt là các cấu trúc ở đáy đại dương của Trái Đất. Vì ánh sáng mặt trời không thể đạt tới độ sâu của các cấu trúc này, nên phải có một nguồn năng lượng khác cho sự sống sớm có thể hình thành ở đó.
Hình thức hiện tại của lỗ thông hơi chứa các hóa chất giúp cho việc sinh tổng hợp hóa - một cách để các sinh vật tạo ra năng lượng riêng của chúng tương tự như quang hợp sử dụng hóa chất thay vì ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng.
Đây chính là bằng chứng gián tiếp về khả năng tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất.
Cách đây không lâu, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng mặt trăng Enceladus có thể chứa mê-tan và phốt pho, một dấu hiệu tiềm năng khác của sự sống.
Mặc dù các nhà khoa học không trực tiếp tìm ra nguyên tố, nhưng phân tích của họ cho thấy rằng đại dương của Enceladus có thể chứa lượng phốt pho ngang với nước biển của Trái Đất, thậm chí nhiều hơn.
Cassini - tàu vũ trụ đầu tiên thực hiện sứ mệnh khám phá sao Thổ, sau gần 20 năm ngoài vũ trụ, đã lao xuống khí quyển của hành tinh này tự sát, để lại nhiều dữ liệu khoa học vô giá và nguồn cảm hứng lớn cho tất cả mọi người.
Những gì con tàu phát hiện đã thay đổi hiểu biết của giới khoa học về sao Thổ, các vành đai và mặt trăng của hành tinh này.