Dền đất (Amaranthus viridis) cao 60-80 cm, là cây bản địa của miền Nam nước Mỹ và Mexico. Được dùng làm rau xanh, loài cây này đã được du nhập đến các châu lục khác nhau và trở thành một phần của hệ thực vật tự nhiên ở nhiều nơi. Ảnh: Plants of the World Online.Dền đỏ (Amaranthus tricolor) cao 60-90 cm, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á. Loài cây này đã được tạo ra nhiều giống có màu sắc khác nhau, để làm cảnh hoặc làm thực phẩm. Ngày nay chúng được trồng phổ biến ở các khu vực ấm áp trên khắp thế giới. Ảnh: Gardening Know How.Dền củ (Beta vulgaris) cao 1,5 mét, mọc trên đất trọc sát biển ở một số nơi thuộc châu Âu, Bắc Phi và châu Á. Chúng là tổ tiên của củ cải đường. Ảnh: Wild Food UK.Dền đuôi chồn (Amaranthus caudatus) cao 2,5 mét, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Loài thực vật ăn được này sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau và được cư dân địa phương dùng làm thực phẩm từ thời cổ đại. Ảnh: Wikimedia.Rau chân vịt (Spinacia oleracea) cao 20-60 cm, có nguồn gốc từ Trung và Tây Nam Á. Các giống thương phẩm của loài cây này được trồng phổ biến khắp thế giới, có hình thái khác với cây hoang dã. Chúng được coi là một loại rau tốt cho sức khỏe. Ảnh: Backyard Forager.Mồng gà (Celosia argentea) cao 60 cm, mọc trên các triền dốc khô và đất lẫn đá, sỏi ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu Á và châu Mỹ. Các giống có hoa rực rỡ và bắt mắt của chúng đã được phát triển để làm cây cảnh. Ảnh: Jardins de l'écoumène.Mao vĩ lông (Aerva lanata) cao 90 cm, là cây lưu niên bản địa của các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Loài cây ăn được này thường mọc trên đất hoang và khu vực khô hạn. Hoa của chúng đôi khi được bán dưới dạng hoa khô. Ảnh: iNaturalist.Ngưu tất (Achyranthes bidentata) cao 75 cm, được ghi nhận ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Mọc ở bìa rừng, bờ suối và những nơi râm mát có độ ẩm cao, loài cây này được sử dụng như một vị thuốc. Hạt của chúng có thể dùng như ngũ cốc. Ảnh: Wikimedia.Phì diệp biển (Suaeda maritima) cao 30 cm, mọc trong các đầm lầy ngập mặn ở châu Âu cũng như một số nơi thuộc châu Á và Bắc Mỹ. Loài cây này có thể ăn như rau, và do hàm lượng muối cao nên có thể sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm khác như một loại gia vị. Ảnh: eXtreme Plants.Sam đầm nước mặn (Halimione portulacoides) cao 1 mét, phân bố ở nhiều vùng thuộc châu Âu, châu Phi và châu Á. Loài thực vật bò lan này mọc ở các đầm lầy ngập mặn, đặc biệt là ven bờ hồ, kênh chịu ảnh hưởng của thủy triều. Ảnh: Wikipedia.Diêm giác châu Âu (Salicornia europaea) cao 30 cm, phân bố ở châu Âu. Thân mọng nước của loài cây mọc trong đầm lầy bùn ngập mặn này có thể dùng làm rau ăn. Ảnh: Wikipedia.Rau sam biển (Atriplex hortensis) cao 1,2 mét, có nguồn gốc từ châu Á. Mọc trên bờ biển và các sinh cảnh nhiễm mặn, loài cây này từng được sử dụng làm rau lá phổ biến trước khi nhường vai trò này cho rau chân vịt. Ảnh: Wikipedia.Dầu giun (Dysphania ambrosioides) cao 1 mét, mọc trên đất canh tác và đất hoang ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Loài cây tuổi thọ ngắn này có mùi thơm dễ chịu nên được dùng làm gia vị và để ướp trà. Ảnh: Flora of Malawi.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Dền đất (Amaranthus viridis) cao 60-80 cm, là cây bản địa của miền Nam nước Mỹ và Mexico. Được dùng làm rau xanh, loài cây này đã được du nhập đến các châu lục khác nhau và trở thành một phần của hệ thực vật tự nhiên ở nhiều nơi. Ảnh: Plants of the World Online.
Dền đỏ (Amaranthus tricolor) cao 60-90 cm, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á. Loài cây này đã được tạo ra nhiều giống có màu sắc khác nhau, để làm cảnh hoặc làm thực phẩm. Ngày nay chúng được trồng phổ biến ở các khu vực ấm áp trên khắp thế giới. Ảnh: Gardening Know How.
Dền củ (Beta vulgaris) cao 1,5 mét, mọc trên đất trọc sát biển ở một số nơi thuộc châu Âu, Bắc Phi và châu Á. Chúng là tổ tiên của củ cải đường. Ảnh: Wild Food UK.
Dền đuôi chồn (Amaranthus caudatus) cao 2,5 mét, có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Loài thực vật ăn được này sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau và được cư dân địa phương dùng làm thực phẩm từ thời cổ đại. Ảnh: Wikimedia.
Rau chân vịt (Spinacia oleracea) cao 20-60 cm, có nguồn gốc từ Trung và Tây Nam Á. Các giống thương phẩm của loài cây này được trồng phổ biến khắp thế giới, có hình thái khác với cây hoang dã. Chúng được coi là một loại rau tốt cho sức khỏe. Ảnh: Backyard Forager.
Mồng gà (Celosia argentea) cao 60 cm, mọc trên các triền dốc khô và đất lẫn đá, sỏi ở vùng nhiệt đới châu Phi, châu Á và châu Mỹ. Các giống có hoa rực rỡ và bắt mắt của chúng đã được phát triển để làm cây cảnh. Ảnh: Jardins de l'écoumène.
Mao vĩ lông (Aerva lanata) cao 90 cm, là cây lưu niên bản địa của các vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi. Loài cây ăn được này thường mọc trên đất hoang và khu vực khô hạn. Hoa của chúng đôi khi được bán dưới dạng hoa khô. Ảnh: iNaturalist.
Ngưu tất (Achyranthes bidentata) cao 75 cm, được ghi nhận ở Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á. Mọc ở bìa rừng, bờ suối và những nơi râm mát có độ ẩm cao, loài cây này được sử dụng như một vị thuốc. Hạt của chúng có thể dùng như ngũ cốc. Ảnh: Wikimedia.
Phì diệp biển (Suaeda maritima) cao 30 cm, mọc trong các đầm lầy ngập mặn ở châu Âu cũng như một số nơi thuộc châu Á và Bắc Mỹ. Loài cây này có thể ăn như rau, và do hàm lượng muối cao nên có thể sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm khác như một loại gia vị. Ảnh: eXtreme Plants.
Sam đầm nước mặn (Halimione portulacoides) cao 1 mét, phân bố ở nhiều vùng thuộc châu Âu, châu Phi và châu Á. Loài thực vật bò lan này mọc ở các đầm lầy ngập mặn, đặc biệt là ven bờ hồ, kênh chịu ảnh hưởng của thủy triều. Ảnh: Wikipedia.
Diêm giác châu Âu (Salicornia europaea) cao 30 cm, phân bố ở châu Âu. Thân mọng nước của loài cây mọc trong đầm lầy bùn ngập mặn này có thể dùng làm rau ăn. Ảnh: Wikipedia.
Rau sam biển (Atriplex hortensis) cao 1,2 mét, có nguồn gốc từ châu Á. Mọc trên bờ biển và các sinh cảnh nhiễm mặn, loài cây này từng được sử dụng làm rau lá phổ biến trước khi nhường vai trò này cho rau chân vịt. Ảnh: Wikipedia.
Dầu giun (Dysphania ambrosioides) cao 1 mét, mọc trên đất canh tác và đất hoang ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Loài cây tuổi thọ ngắn này có mùi thơm dễ chịu nên được dùng làm gia vị và để ướp trà. Ảnh: Flora of Malawi.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.