Đã gần 10 năm kể từ khi chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines biến mất. Đây được coi là vụ mất tích máy bay bí ẩn nhất trong lịch sử hàng không và mặc dù nhiều nước cùng tham gia tìm kiếm với những phương tiện hiện đại nhất, đến giờ vẫn chưa ai khẳng định được là MH370 đã gặp vấn đề gì. Vì thế mà có không ít giả thuyết xoay quanh vụ việc này, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào được xác nhận.
|
Có những nguồn tin cho rằng cơ trưởng của chuyến bay MH370 bị trầm cảm và cố ý tự sát. Ảnh: AP; iStock; Skye Gould/ Business Insider.
|
Nhưng trên mạng xã hội X (Twitter) lại đang xôn xao về một giả thuyết mới, kèm theo video được cho là bằng chứng.
Ashton Forbes, một người làm tin tức ở Mỹ và đã nghiên cứu vụ việc MH370 nhiều năm nay, mới đây đã chia sẻ một video cho thấy chiếc máy bay - được cho là chuyến bay MH370 - có 3 quả cầu bay xung quanh rồi bị biến mất trong một vùng ánh sáng lóe lên.
Đây là video:
Video này đã được xem hàng trăm nghìn lượt sau một ngày. Trong video, có thể thấy 3 vật thể hình cầu nhỏ bay xung quanh một chiếc máy bay trước khi một ánh chớp sáng rực lóe lên, có vẻ khiến chiếc máy bay biến mất không dấu vết.
Khác với những video “giả thuyết” trước đây thường nhanh chóng bị chứng minh là giả, video này được Ashton Forbes cùng nhiều dân mạng cho là thật. Forbes giải thích, đây là video từ vệ tinh, và trong video, những đám mây có dịch chuyển, cho thấy chúng không phải chỉ là ảnh tĩnh được ghép vào. Không chỉ vậy, những đám mây xung quanh cũng được rọi sáng hoàn toàn chính xác khi có ánh sáng lóe lên khiến máy bay biến mất. Những điều này, theo Forbes, cho thấy video là thật.
Ashton Forbes còn đang treo giải thưởng 150.000 đôla Mỹ (hơn 3,6 tỷ đồng) cho ai có thể chứng minh được video này là giả, nhưng đến giờ vẫn chưa ai chứng minh được.
|
Dường như có 3 vật thể hình cầu bay xung quanh chiếc máy bay được cho là chuyến bay MH370. Ảnh: Ashton Forbes.
|
Có những vụ tai nạn hàng không phải sau hàng chục năm mới tìm được nguyên nhân hoặc bằng chứng. Nhưng dù chưa ai chứng minh được video mà Ashton Forbes đăng là giả, đây vẫn chỉ là một nguồn để tham khảo mà thôi, chứ không thể đưa ra kết luận nào một khi chưa có các cơ quan khoa học trên thế giới xác nhận rõ ràng.