Trước giờ, oxy được biết đến là thành phần khí lớn thứ 3 trong vũ trụ sau Hydro và Heli.. Trong không gian, loại khí này được sản xuất chủ yếu từ các ngôi sao khổng lồ nhưng không liên tục, thường chủ yếu là các vụ nổ, va chạm sao...
|
Nguồn ảnh: newscientist. |
Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện thiên văn học Max Planck ở Heidelberg, Đức vừa đo đạc mức oxy trong thiên hòa xoắn ốc NGC 1365 nằm cách chừng 60 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Fornax. Thiên hà này có hai "cánh tay" khổng lồ và xoay theo chiều kim đồng hồ liên tục quanh các ngôi sao lớn.
Kết quả cho thấy, những lần quay quanh sao khổng lồ như vậy, khu vực khí quyển của thiên hà NGC 1365 có lượng oxy tăng lên 60% mỗi lần quay quanh qua các sao.
Nhóm chuyên gia đây là phát hiện cực đoan, kỳ lạ nhất đối với một thiên hà xoắn ốc.
Giải thích cho vấn đề này, các nhà khoa học chỉ rõ, khi hai "cánh tay" xoắn ốc xoay quanh một ngôi sao khổng lồ, năng lượng và vận tốc gió mà thiên hà tạo ra sẽ tác động và kích hoạt nhiều khí trong các ngôi sao khổng lồ bị tương tác phát ra, sau đó theo chiều xoay của xoắn ốc mà lượng oxy cũng vì thế bị giữ lại và nạp vào hệ thống thiên hà.
Xem thêm video:Va chạm giữa thiên hà Tiên Nữ và thiên hà của chúng ta - Nguồn video: Lemon Phích