Giáo sư Mahmut Miski là nhà thực vật học từ Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ mới tuyên bố phát hiện loài thực vật có tên silphion (tên khoa học là Ferula drudeana, còn được gọi là lazewort hay silphium) hồi sinh mạnh mẽ gần núi Hasan ở miền Trung nước này. " Thần dược chăn gối" silphion đã biến mất hoàn toàn khỏi Trái đất vào khoảng 2.000 năm trước. Do đó, phát hiện mới này khiến giới chuyên gia bất ngờ và vui mừng.Theo các sử liệu, từ hơn 2.000 năm trước, "thần dược" silphion được người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã săn lùng vì nó được dùng để tạo ra một hỗn hợp có tác dụng tăng cường ham muốn, giúp "cuộc yêu" thăng hoa.Thêm nữa, "thần dược" silphion còn được người xưa dùng để tránh thai và được cho là chữa bách bệnh.Nhà biên niên sử người La Mã Pliny the Elder có những mô tả chỉ tiết về loài cây silphion với hoa màu vàng rực từng mọc khắp vùng Cyrene của Libya khoảng 2.500 trước. Ông cũng tiết lộ rằng, hoàng đế Nero đã sử dụng những cây silphion cuối cùng trên Trái đất trong các cuộc ăn chơi thác loạn.Với việc phát hiện loài cây silphion hồi sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm nghiên cứu của giáo sư Miski đã kiểm tra dược tính của "thần dược" này trên chuột. Theo đó, họ phát hiện chiết xuất từ silphion thực sự giúp tăng cường "chuyện yêu".Không những giúp cải thiện "chuyện chăn gối", nhóm nghiên cứu còn phát hiện silphion còn được người Hy Lạp cổ đại dùng để chữa đau dạ dày hoặc mụn cóc.Đến thời La Mã, silphion còn được dùng làm gia vị cho một số món ăn. Loài "thần dược" này quý hiếm nên nhiều hoàng đế sở hữu, kinh doanh và kiếm được bộn tiền.Sau khi loài silphion biến mất khỏi Trái đất, nhiều chuyên gia, nhà thám hiểm tìm kiếm loài thực vật này ở nhiều nơi nhưng đều không có kết quả.Mãi tới năm 1983, giáo sư Miski đi bộ dưới chân núi lửa Hasan ở vùng Cappadocia thì phát hiện một thảm cây hoa vàng nhưng không biết đó là loài cây silphion.20 năm sau, giáo sư Miski mới nhận ra loài cây hoa vàng mọc dưới chân núi lửa Hasan rất giống những mô tả về silphion trong các tài liệu cổ. Do đó, ông cùng các cộng sự nghiên cứu trong thời gian dài và cuối cùng xác định đó đúng là "thần dược chăn gối" đã tuyệt chủng từ hơn 2.000 năm trước.Mời độc giả xem video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn: THTPCT.
Giáo sư Mahmut Miski là nhà thực vật học từ Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ mới tuyên bố phát hiện loài thực vật có tên silphion (tên khoa học là Ferula drudeana, còn được gọi là lazewort hay silphium) hồi sinh mạnh mẽ gần núi Hasan ở miền Trung nước này. " Thần dược chăn gối" silphion đã biến mất hoàn toàn khỏi Trái đất vào khoảng 2.000 năm trước. Do đó, phát hiện mới này khiến giới chuyên gia bất ngờ và vui mừng.
Theo các sử liệu, từ hơn 2.000 năm trước, "thần dược" silphion được người Ai Cập, Hy Lạp và La Mã săn lùng vì nó được dùng để tạo ra một hỗn hợp có tác dụng tăng cường ham muốn, giúp "cuộc yêu" thăng hoa.
Thêm nữa, "thần dược" silphion còn được người xưa dùng để tránh thai và được cho là chữa bách bệnh.
Nhà biên niên sử người La Mã Pliny the Elder có những mô tả chỉ tiết về loài cây silphion với hoa màu vàng rực từng mọc khắp vùng Cyrene của Libya khoảng 2.500 trước. Ông cũng tiết lộ rằng, hoàng đế Nero đã sử dụng những cây silphion cuối cùng trên Trái đất trong các cuộc ăn chơi thác loạn.
Với việc phát hiện loài cây silphion hồi sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm nghiên cứu của giáo sư Miski đã kiểm tra dược tính của "thần dược" này trên chuột. Theo đó, họ phát hiện chiết xuất từ silphion thực sự giúp tăng cường "chuyện yêu".
Không những giúp cải thiện "chuyện chăn gối", nhóm nghiên cứu còn phát hiện silphion còn được người Hy Lạp cổ đại dùng để chữa đau dạ dày hoặc mụn cóc.
Đến thời La Mã, silphion còn được dùng làm gia vị cho một số món ăn. Loài "thần dược" này quý hiếm nên nhiều hoàng đế sở hữu, kinh doanh và kiếm được bộn tiền.
Sau khi loài silphion biến mất khỏi Trái đất, nhiều chuyên gia, nhà thám hiểm tìm kiếm loài thực vật này ở nhiều nơi nhưng đều không có kết quả.
Mãi tới năm 1983, giáo sư Miski đi bộ dưới chân núi lửa Hasan ở vùng Cappadocia thì phát hiện một thảm cây hoa vàng nhưng không biết đó là loài cây silphion.
20 năm sau, giáo sư Miski mới nhận ra loài cây hoa vàng mọc dưới chân núi lửa Hasan rất giống những mô tả về silphion trong các tài liệu cổ. Do đó, ông cùng các cộng sự nghiên cứu trong thời gian dài và cuối cùng xác định đó đúng là "thần dược chăn gối" đã tuyệt chủng từ hơn 2.000 năm trước.
Mời độc giả xem video: Giải cứu ếch cây khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn: THTPCT.