Hạt Kiểm lâm huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông thả con trăn nặng gần 25 kg về môi trường tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị).Khu vực thả con trăn "khủng" trên được Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông bảo vệ và cách xa khu dân cư.Trước khi được thả về lại môi trường tự nhiên, cá thể trăn “khủng” được lực lượng chức năng cứu hộ và chăm sóc khỏe mạnh.Trước đó, vào ngày 31/8, ông Trần Chất (ở thôn Phan Xá Phường, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ) đi làm rừng thì phát hiện một con trăn lớn đang nuốt một con dê ở vùng rừng keo lá tràm của thôn Phan Xá Phường, gần khu vực hồ Nghĩa Hy, cách khu dân cư khoảng 1 km.Do đó, ông Trần Chất hô hoán mọi người cùng bắt con trăn. Bốn người đàn ông đã cùng nhau bắt được cá thể trăn nặng 24 kg, dài hơn 4m.Tiếp đến, người dân thông báo và bàn giao cá thể trăn "khủng" cho cơ quan chức năng.Vào thời điểm bị người dân phát hiện, con trăn dài hơn 4m đang nuốt một con dê nặng gần 10 kg.Trăn là loài động vật đáng sợ trong thế giới tự nhiên. Chúng có thể ăn thịt hầu như bất kỳ sinh vật nào mà chúng gặp phải nhờ cấu trúc hàm đặc biệt.Theo các nhà khoa học, loài trăn có lớp da "siêu co giãn" nằm ở giữa hai hàm dưới. Nhờ đó, chúng có thể nuốt chửng những con vật có kích thước lớn gấp nhiều lần cơ thể của chúng như trâu, bò, cá sấu...Thêm nữa, trăn có xu hướng nuốt trọn con mồi mà không cần nhai trước. Điều này xuất phát từ việc xương hàm dưới của trăn không nối liền mà chỉ được kết nối một cách lỏng lẻo với một dây chằng đàn hồi. Cấu trúc này cho phép miệng của trăn mở được rộng hơn, giúp nuốt chửng con mồi một cách dễ dàng.Trăn đất thuộc nhóm IIB nguy cấp, quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Trăn đất có tên khoa học Python molurus, dài trung bình 4 - 6 m (có thể đạt 8 m, nặng hơn 100 kg). Đây là loài lớn nhất trong tất cả loài trăn được phát hiện ở Việt Nam.Mời độc giả xem video: Thót tim xem cô gái dùng tay không bắt cặp trăn khủng.
Hạt Kiểm lâm huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông thả con trăn nặng gần 25 kg về môi trường tự nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị).
Khu vực thả con trăn "khủng" trên được Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông bảo vệ và cách xa khu dân cư.
Trước khi được thả về lại môi trường tự nhiên, cá thể trăn “khủng” được lực lượng chức năng cứu hộ và chăm sóc khỏe mạnh.
Trước đó, vào ngày 31/8, ông Trần Chất (ở thôn Phan Xá Phường, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ) đi làm rừng thì phát hiện một con trăn lớn đang nuốt một con dê ở vùng rừng keo lá tràm của thôn Phan Xá Phường, gần khu vực hồ Nghĩa Hy, cách khu dân cư khoảng 1 km.
Do đó, ông Trần Chất hô hoán mọi người cùng bắt con trăn. Bốn người đàn ông đã cùng nhau bắt được cá thể trăn nặng 24 kg, dài hơn 4m.
Tiếp đến, người dân thông báo và bàn giao cá thể trăn "khủng" cho cơ quan chức năng.
Vào thời điểm bị người dân phát hiện, con trăn dài hơn 4m đang nuốt một con dê nặng gần 10 kg.
Trăn là loài động vật đáng sợ trong thế giới tự nhiên. Chúng có thể ăn thịt hầu như bất kỳ sinh vật nào mà chúng gặp phải nhờ cấu trúc hàm đặc biệt.
Theo các nhà khoa học, loài trăn có lớp da "siêu co giãn" nằm ở giữa hai hàm dưới. Nhờ đó, chúng có thể nuốt chửng những con vật có kích thước lớn gấp nhiều lần cơ thể của chúng như trâu, bò, cá sấu...
Thêm nữa, trăn có xu hướng nuốt trọn con mồi mà không cần nhai trước. Điều này xuất phát từ việc xương hàm dưới của trăn không nối liền mà chỉ được kết nối một cách lỏng lẻo với một dây chằng đàn hồi. Cấu trúc này cho phép miệng của trăn mở được rộng hơn, giúp nuốt chửng con mồi một cách dễ dàng.
Trăn đất thuộc nhóm IIB nguy cấp, quý hiếm, nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Trăn đất có tên khoa học Python molurus, dài trung bình 4 - 6 m (có thể đạt 8 m, nặng hơn 100 kg). Đây là loài lớn nhất trong tất cả loài trăn được phát hiện ở Việt Nam.
Mời độc giả xem video: Thót tim xem cô gái dùng tay không bắt cặp trăn khủng.