Mới đây, thông tin từ Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cho biết, đơn vị phối hợp Chi cục Kiểm lâm TP HCM, Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi TP HCM vừa thả nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm về rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập.Đợt này có 112 con vật thuộc 20 loài khác nhau được thả về rừng tự nhiên.Tất cả các con vật đều là những loài thuộc sách đỏ Việt Nam. Đáng chú ý có nhiều loài thuộc nhóm IB - cực kỳ quý hiếm (theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ) gồm: 5 con rái cá vuốt bé (Anoyx cinereus), 1 rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), 1 kỳ đà vân (Veranus bengalensis)…Rái cá vuốt bé (Aonyx cinereus) là loài rái cá nhỏ nhất thế giới với cân nặng nhỏ hơn 5 kg.Chúng sống tại các đầm nước mặn và đất ngập nước ngọt ở Bangladesh, Myanma, Ấn Độ, Hoa Nam, Đài Loan, Lào, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.Loài này nổi bật với chiếc vuốt chân bé đặc trưng. Rái cá vuốt bé có chiều dài toàn thân từ 70 đến 100 cm (28–39 in), trong đó đuôi dài khoảng 30 cm (12 in). Cân nặng từ 1 đến 5,4 kg.Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), hay hổ mang vua là loài rắn độc thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng rậm trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010. Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới với cá thể dài nhất từng được ghi nhận là 5,85 m.Kì đà vân (Varanus bengalensis) là loài kỳ đà cỡ lớn, phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á. Loài này có chiều dài cơ thể từ đầu mũi đến cuối đuôi có thể lên đến 175 cm.Kì đà vân sống chủ yếu ở độ cao dưới 1.500 m so với mặt nước biển, trong môi trường bán hoang mạc khô lẫn các khu rừng ẩm.Nguồn gốc của những con vật hoang dã đều từ người dân tự nguyện giao nộp trong thời gian qua và đã được cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi. Sau khi tiếp nhận, các nhân viên của đơn vị đã chăm sóc, phục hồi sức khỏe, tâm lý và tập tính tự nhiên cho các con vật.Kế đến, các cơ quan chức năng tiến hành rà soát từng loài có phân bố tự nhiên, cũng như thực thiện khảo sát sinh cảnh rừng, điều kiện môi trường sống tự nhiên tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, cho thấy những loài động vật nêu trên phù hợp với điều kiện tại đây. Từ đó tiến hành tái thả về từng, đảm bảo sớm hòa nhập với môi trường tự nhiên.Mời quý độc giả xem video: Thế giới động vật - Bọ ngựa. Nguồn: VTV2.
Mới đây, thông tin từ Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) cho biết, đơn vị phối hợp Chi cục Kiểm lâm TP HCM, Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi TP HCM vừa thả nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm về rừng đặc dụng Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Đợt này có 112 con vật thuộc 20 loài khác nhau được thả về rừng tự nhiên.
Tất cả các con vật đều là những loài thuộc sách đỏ Việt Nam. Đáng chú ý có nhiều loài thuộc nhóm IB - cực kỳ quý hiếm (theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ) gồm: 5 con rái cá vuốt bé (Anoyx cinereus), 1 rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), 1 kỳ đà vân (Veranus bengalensis)…
Rái cá vuốt bé (Aonyx cinereus) là loài rái cá nhỏ nhất thế giới với cân nặng nhỏ hơn 5 kg.
Chúng sống tại các đầm nước mặn và đất ngập nước ngọt ở Bangladesh, Myanma, Ấn Độ, Hoa Nam, Đài Loan, Lào, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Loài này nổi bật với chiếc vuốt chân bé đặc trưng. Rái cá vuốt bé có chiều dài toàn thân từ 70 đến 100 cm (28–39 in), trong đó đuôi dài khoảng 30 cm (12 in). Cân nặng từ 1 đến 5,4 kg.
Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), hay hổ mang vua là loài rắn độc thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng rậm trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.
Loài rắn này đang bị đe dọa do mất môi trường sống và được liệt kê là loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010. Hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới với cá thể dài nhất từng được ghi nhận là 5,85 m.
Kì đà vân (Varanus bengalensis) là loài kỳ đà cỡ lớn, phân bố rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á. Loài này có chiều dài cơ thể từ đầu mũi đến cuối đuôi có thể lên đến 175 cm.
Kì đà vân sống chủ yếu ở độ cao dưới 1.500 m so với mặt nước biển, trong môi trường bán hoang mạc khô lẫn các khu rừng ẩm.
Nguồn gốc của những con vật hoang dã đều từ người dân tự nguyện giao nộp trong thời gian qua và đã được cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi. Sau khi tiếp nhận, các nhân viên của đơn vị đã chăm sóc, phục hồi sức khỏe, tâm lý và tập tính tự nhiên cho các con vật.
Kế đến, các cơ quan chức năng tiến hành rà soát từng loài có phân bố tự nhiên, cũng như thực thiện khảo sát sinh cảnh rừng, điều kiện môi trường sống tự nhiên tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, cho thấy những loài động vật nêu trên phù hợp với điều kiện tại đây. Từ đó tiến hành tái thả về từng, đảm bảo sớm hòa nhập với môi trường tự nhiên.